Giải pháp phát triển đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 75)

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietinbank Cần Thơ

3.3.2.5Giải pháp phát triển đầu tư tín dụng

- Theo dõi, bám sát các văn bản chỉ đạo của Vietinbank để thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể tại địa bàn hoạt động và đặc điểm của đơn vị.

- Tuân thủ đúng các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng để đảm bảo hiệu quả kinh tế, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh cũng như tính bền vững của tồn hệ thống.

69

- Tiếp tục cơ cấu lại khách hàng bằng cách sàng lọc khách hàng hiện có, tiếp thị và thu hút khách hàng mới là các doanh nghiệp có thực lực tài chính, có khả năng vượt qua “cú sốc” từ cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu; sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, có giá cả và nhu cầu ổn định.

- Vietinbank Cần Thơ cần tích cực hơn nữa thâm nhập, trên thế mạnh của địa phương để tìm kiếm các dự án tốt, tăng trưởng thị phần tín dụng. Quan tâm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại chủ lực, hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần nghiên cứu thiết kế sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản phẩm khác tạo thành dịch vụ trọn gói phù hợp với đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng như mua nhà trả góp, cho vay du học, cho vay đi lao động nước ngồi…hướng vào nhóm khách hàng mục tiêu là cá nhân có thu nhập trung bình trở lên.

- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ, rút giảm dư nợ đối với các khách hàng tình hình tài chính yếu kém, hệ số tự tài trợ thấp; ngành hàng chịu sự biến động lớn về giá cả các chi phí đầu vào hoặc giá bán sản phẩm bị giảm thấp; các ngành hàng có khả năng bị đầu cơ quốc tế lũng đoạn.

- Việc Chính phủ thực hiện các giải pháp kích cầu là điều kiện tốt để các doanh nghiệp đầu tư dẫn đến nhu cầu vay vốn trung dài hạn sẽ gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, do vốn huy động hầu hết là ngắn hạn, trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn của Vietinbank đã ở mức cao nên cần hạn chế cho vay trung dài hạn các dự án mới, chỉ xem xét, lựa chọn cho vay các dự án sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, thực sự có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, khả năng trả nợ tốt.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bám sát tình hình đơn vị được sự hỗ trợ của Chính phủ trong q trình thực hiện các gói giải pháp kích cầu để kịp thời rút giảm dư nợ cũ; năng động trong công tác quản lý, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản.

70

- Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng phát triển để cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp bảo lãnh tín dụng.

- Quản lý chặt chẽ hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản hình thành từ vốn vay; thường xun rà sốt, hồn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý, tăng cường bổ sung tài sản bảo đảm … đảm bảo tính chủ động và tránh bất lợi cho Vietinbank trong việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu xảy ra rủi ro).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 73 - 75)