Khối Ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 59 - 62)

2.2 Tình hình hoạt động của Vietinbank Cần Thơ:

2.2.4.3.1 Khối Ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Từ khi hội nhập, thị trường ngân hàng chứng kiến sự ra đời và phát triển của một loạt các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Tình trạng này đã làm sơi động khơng khí cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Vậy các tổ chức này đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tín dụng của Vietinbank Cần Thơ? Các ngân hàng Thương mại cổ phần ra đời với một thế bất lợi là có nguồn vốn tự có quá thấp so với các ngân hàng Thương mại lớn. Uy tín của ngân hàng chưa đủ để có khả năng thu hút được một nguồn vốn lớn. Vì thế hoạt động của các ngân hàng này không phát triển, khơng có đủ nguồn lực tài chính để thu hút khách hàng cũng như tham gia tích cực trong lĩnh vực cho vay. Hướng phát triển của họ là tập trung đầu tư vào một khách hàng nên mức độ rủi ro

55

rất cao. Hiện tại các ngân hàng cổ phần này khơng gây trở ngại gì cho Vietinbank Cần Thơ trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong tương lai gần các ngân hàng này lại có nhiều cơ hội mở rộng thị phần do đối tượng cho vay của họ là các tổ chức kinh tế và cá nhân còn thiếu một vài điều kiện vay vốn được qui định ở các ngân hàng thương mại lớn, nhất là khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường này thực chất là rất rộng lớn và giàu tiềm năng. Hoạt động hợp nhất của các ngân hàng này cũng gây lo ngại cho các ngân hàng thương mại lớn do chất lượng hoạt động cũng như tiềm năng tài chính của họ đã tăng lên. Điển hình cho hoạt động này là ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, Ngân hàng TMCP Á Châu. Các ngân hàng này đều có dư nợ đứng ở mức cao trên 1.300 tỷ đồng, nguồn vốn huy động tương đối, trong đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu trên 1.200 tỷ đồng cao hơn của Vietinbank Cần Thơ. Các ngân hàng này đang dần chiếm lĩnh thị phần và hoạt động hiệu quả hơn nhằm mở rộng thị trường và cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng thương mại lớn. Ngồi ra, ngân hàng Đơng Á với thế mạnh là sản phẩm dịch vụ đặc biệt là dịch vụ thẻ mà ít ngân hàng nào có thể cạnh tranh được, ngân hàng Á Châu nổi tiếng về các dịch vụ thanh toán, ngân hàng Xuất Nhập khẩu về chiếm lĩnh thị phần tín dụng, …Do đó, Vietinbank Cần Thơ cũng phải có một số chiến lược phù hợp để có thể phản ứng lại với những đối thủ đã mạnh hơn nhiều so với trước kia.

Bảng 2.27:Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vietinbank Cần Thơ

Đvt:Triệu đồng STT NGÂN HÀNG ĐỘNG HUY VỐN TỔNG DƯ NỢ NỢ XẤU TỶ LỆ NỢ XẤU LỢI NHUẬN 1 NH Đông Á 312,145 1,432,792 17,011 1.19% 9,379 2 NH XNKhẩu Cần Thơ 1,217,646 1,572,281 55,608 3.54% 13,169 3 NH Á Châu 554,096 1,362,492 15,604 1.15% 7,931 4 NH Kỹ Thương 120,080 617,854 1,503 0.24% 10,076 5 NH Sài Gịn Thương Tín 499,275 907,905 16,236 1.79% 24,680

56

Chỉ khoảng vài năm trước, thị trường tín dụng tập trung chủ yếu vào các ngân hàng thương mại lớn. Nhưng khoảng 4 năm trở lại đây, tình hình này đã thay đổi. Sự có mặt và phương pháp hoạt động có hiệu quả của các ngân hàng Thương mại cổ phần đã đem lại cho họ phần lớn thị phần mà trước kia thuộc về các ngân hàng Thương mại lớn. Trong tình hình này nhưng thị phần của Vietinbank vẫn tăng trong những năm qua đó là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ Vietinbank đã từng bước giành lại thị phần, chiếm được vị thế so với các ngân hàng thương mại lớn khác.

Tuy không thể đánh giá một cách khả quan dựa trên bảng thị phần trên nhưng các ngân hàng thương mại cổ phần đã thể hiện được mình chứng tỏ được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của họ trên thị trường. Cụ thể: các ngân hàng Đông Á, Xuất nhập khẩu, Á Châu mặc dù ra đời sau Vietinbank Cần Thơ nhưng chiếm thị phần về tín dụng trên 5%. Ngân hàng Kỹ Thương Cần Thơ dư nợ cho vay nền kinh tế 06 tháng đầu năm 2009 chỉ hơn 600 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đạt trên 10 tỷ đồng (tương đương Vietinbank Cần Thơ), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín cả nguồn vốn huy động và dư nợ đều thấp hơn Vietinbank Cần Thơ nhưng lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2009 đạt trên 24 tỷ đồng, Ngân hàng Đông Á, Xuất Nhập Khẩu, Á Châu có mặt tại TP Cần Thơ trong thời gian ngắn nhưng thị phần về tín dụng tăng lên đáng kể, ngang bằng với các ngân hàng có lịch sử lâu đời. Tuy tín dụng tăng trưởng nhanh nhưng các ngân hàng này vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức cho phép và trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay lợi nhuận các ngân hàng trên vẫn được đảm bảo.

Hiện nay ở Cần Thơ đã có chi nhánh ngân hàng nước ngồi đang hoạt động một cách tích cực (HSBC, ANZ). Những ngân hàng này đang đe dọa cướp đi hay chia sẻ các khách hàng truyền thống của Vietinbank Cần Thơ với những thoả thuận hấp dẫn, dịch vụ chất lượng cao. Ngồi ra, cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thông tin hiện đại theo tiêu chuẩn thế giới cho phép họ hoạt động rất tốt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà Vietinbank cũng đang hướng tới với những tiện ích vượt trội rõ rệt mà họ dành cho khách hàng. Ngoài ra, con số văn phịng đại diện nước

57

ngồi tại Việt Nam cũng là dấu hiệu báo trước một cuộc cạnh tranh còn gay go hơn nhiều đối với các ngân hàng Thương mại lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 59 - 62)