Sự cạnh tranh của các cơng ty trên thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing sản phẩm kem dưỡng da mặt nivea (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Phân tích mơi trường kinh doanh sản phẩmkem dưỡng da mặt

2.1.2.3. Sự cạnh tranh của các cơng ty trên thị trường

Biểu đồ 2.1: Thị phần theo nhà sản xuất và theo nhãn hiệu

Unilever, 15.5% P&G , 24.8% Cơng ty khác, 43.8% Rhoto, 1.3% BDF, 3.4% LG, 11.2% Pond's, 11.3% Hazeline, 4.2% Olay, 24.8% Acnes, 1.3% Nhãn hiệu khác, 45.2% Nivea, 3.4% Ohui, 9.8%

“Nguồn: AC Nielsen Vietnam, Retail Audit 2008”

Những cơng ty hàng chăm sĩc da nước ngồi hiện đang chạy đua để dành thị phần trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã cĩ mặt

hầu hết những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm lớn cũng đang cân nhắc để vào thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của ngày càng nhiều nhãn hiệu chăm sĩc da làm thị trường ngày càng phức tạp và cĩ mức cạnh tranh quyết liệt.

 Cơng ty Unilever

Unilever sở hữu hai nhãn hiệu kem dưỡng da mặt phổ biến hàng đầu thị trường là Pond’s và Hazeline nhờ liên tục tung sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm, đồng thời quảng cáo và khuyến mãi quy mơ lớn. Unilever cũng chính là cơng ty chi cho ngân sách marketing nhiều nhất thị trường. Hiện tại Unilever chiếm 15,5% thị phần từ Pond’s (11,3%) và Hazeline (4,2%)

 Cơng ty P&G

Tuy vào thị trường sau Unilever, nhưng cơng ty P&G với nhãn hiệu Olay đã phát triển nhanh chĩng và giờ đây trở thành nhãn hiệu cĩ thị phần lớn nhất trên thị trường (24,8%) chỉ sau 3 năm hoạt động. Olay được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ chất lượng sản phẩm tốt, thương hiệu uy tín và quảng cáo gần gũi.

 Cơng ty Beiersdorf

Với nhãn hiệu Nivea, cơng ty Beiersdorf chiếm 3,4% thị phần trong thị trường kem dưỡng da. Chất lượng sản phẩm tốt, cộng với uy tín của nhãn hiệu chăm sĩc da hàng đầu thế giới là những yếu tố chính cho thành cơng của Nivea ở thị trường Việt Nam, dù cơng ty chưa đầu tư nhiều cho hoạt động marketing như những nhãn hiệu khác.

 Cơng ty LG Vina

LG sở hữu nhiều thương hiệu chăm sĩc da mặt từ phổ thơng như Essance, E’z up, Lacvert đến cao cấp như Isa Knox, Ohui, Foo. LG chiếm 11.2% thị phần, trong đĩ nhãn hiệu Ohui chiếm đến 9,8%. Sự thành cơng của LG tại Việt Nam là nhờ nỗ lực quảng cáo và giá cả sản phẩm phù hợp. Hơn nữa, làn sĩng phim, ca nhạc của Hàn Quốc cũng gĩp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm Hàn Quốc.

 Các nhãn hiệu chăm sĩc da cao cấp

Hầu hết các nhãn hiệu chăm sĩc da cao cấp nổi tiếng trên thế giới đã vào thị trường Việt Nam như Laneige, Kanebo, Menard, Shiseido, Clarins, Carita, Estee Lauder, Clinque, L’oreal, Vichy, Lancome. Hoạt động phân phối và quảng cáo của những nhãn hiệu này rất chọn lọc đến đúng khách hàng mục tiêu. Trong nhĩm này, Shiseido của Nhật Bản vẫn là nhãn hiệu thành cơng dẫn đầu nhờ xâm nhập thị trường sớm, cĩ nhiều khách hàng trung thành và xây dựng thương hiệu tốt nhờ hệ thống chuỗi cửa hàng và hoạt động tư vấn chuyên nghiệp.

 Avon (Mỹ) và Oriflame (Thụy Điển)

Avon và Oriflame bán sản phẩm của mình theo phương pháp bán hàng trực tiếp và đã xây dựng được đội ngũ bán hàng đơng đảo. Avon đã xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 3 triệu USD tại Bình Dương. Đội ngũ bán hàng trực tiếp của Avon đã lên đến 8.000 người. Hai nhãn hiệu này cĩ ưu điểm sản phẩm phong phú và giá cả hợp lý.

 Sản phẩm nội địa

Đại diện cho sản phẩm nội địa chủ yếu là sản phẩm của các cơng ty Lana, Lan Hảo (nhãn hiệu Thorakao), cơng ty mỹ phẩm và chăm sĩc da Sài Gịn, … Chất

lượng của những sản phẩm này ở mức cĩ thể chấp nhận được, trong khi đĩ giá lại rẻ hơn nhiều so với các cơng ty liên doanh. Việc sử dụng những nguyên liệu truyền thống là lợi thế của các cơng ty này. Tuy nhiên, thị phần của các cơng ty này khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5%. Thị trường mục tiêu của những sản phẩm này là người tiêu dùng thu nhập thấp ở khu vực nội thành và ngoại ơ.

 Sản phẩm cấp thấp, giá rẻ

Đây là nhĩm sản phẩm chiếm thị phần lớn nhưng rất phức tạp và khĩ kiểm sốt. Loại sản phẩm này phục vụ cho dân lao động thu nhập thấp, được bày bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Topgel, Top-sin, … và nhiều nhãn hiệu khác là hàng nhập lậu, hàng nhái và các sản phẩm kém chất lượng khác. Nguồn nhập lậu chính là Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Chất lượng các sản phẩm này rất khĩ lường và khơng thể kiểm sốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing sản phẩm kem dưỡng da mặt nivea (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)