Xu hướng thị trường dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

2.3 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ

2.3.1.2 Xu hướng thị trường dịch vụ thẻ

- Thu nhập gia tăng. Thu nhập của các hộ gia đình trung lưu của Việt Nam đang

gia tăng. Theo số liệu của TNS, giai đoạn 1999-2008 chứng kiến sự tăng trưởng vật chất rõ rệt của xã hội Việt Nam. Năm 1999, có khoảng 63% hộ gia đình thành thị có thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng trở xuống, trong khi chỉ 16% kiếm được trên 6,5 triệu đồng/tháng. Trái lại, năm 2008 chỉ 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi 1/3 hộ gia đình thành thị hiện nay thu nhập trên 6,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập của người dân gia tăng mở ra cơ hội lớn để phát triển những sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều mức phí khác nhau nhằm thu hút được nhiều hơn các phân khúc khách hàng có mức thu nhập khác nhau.

- Mong muốn sở hữu tài sản có giá trị gia tăng. Những tài sản có giá trị lớn như

đồ điện tử giá trị cao, ô tô, nhà ở, chung cư… đang ngày càng trở thành mục

tiêu sở hữu của nhiều người Việt Nam tại các đơ thị lớn. Mức tiết kiệm trung bình của người Việt đã giảm từ 17% năm 1999 xuống còn 9% năm 2008. Xu hướng này mở ra cơ hội phát triển cho những sản phẩm tín dụng trả góp.

- Thương hiệu và hành vi xã hội. Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng, mức sống của

hộ gia đình trung lưu và tầng lớp tiêu dùng trẻ được nâng cao, Việt Nam đang

dần đạt tới giai đoạn “Thương hiệu là Tính cách” với sự chuyển hướng từ

những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công nhận cá nhân. Mặc dù chỉ trong giai đoạn sơ khai, mong muốn và nhu cầu được nổi bật từ đám đông đang bắt đầu hình thành trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Tầng lớp giàu có đang chi tiền vào những mặt hàng quý hiếm như một cách làm nổi bật mình trong đám đơng.

- Như vậy, các thương hiệu và thiết kế được cá nhân hóa sẽ cho phép các thương hiệu và sản phẩm đặc biệt thâm nhập vào thị trường bằng cách tiếp cận trực tiếp với nhu cầu tiêu dùng về sự khác biệt và độc nhất. Xu hướng này cho thấy các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu, những sản phẩm thẻ cho phép khách hàng lựa chọn về thiết kế, tính năng, cũng như những sản phẩm thẻ có những tính năng độc đáo, riêng biệt sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

- Công nghệ thay đổi thói quen giao tiếp và tiêu dùng. Tỷ lệ người sử dụng điện

thoại di động tại đô thị Việt Nam đã tăng từ 53% năm 2006 lên 84% năm 2008. 1/3 hộ gia đình Việt Nam thành thị Việt Nam sử dụng Internet. Mặc dù hiện nay việc đọc tin tức, nghe nhạc, chat, tìm kiếm thơng tin và email vẫn là những hoạt động chính của người sử dụng Internet (60%) nhưng hoạt động mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng ổn định. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thị trường chấp nhận thanh tốn thẻ trên Internet. Ngồi ra, việc ứng dụng các thành tựu cơng nghệ mới trong lĩnh vực thanh tốn như thanh toán di động, thanh tốn khơng tiếp xúc, thanh toán tầm gần NFC…vừa tạo ra áp lực cũng như cơ hội khai thác những mảng thị trường hoàn toàn mới nhưng đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường thẻ Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thời gian tới với số lượng ngân hàng gia nhập thị trường ngày càng gia tăng. Lĩnh vực cạnh tranh sẽ chuyển dần từ cạnh tranh về phí để thu hút số lượng sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh doanh thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)