(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2006 – T6/2009)
Giai đoạn 2006-2008 chứng kiến số lượng các ngân hàng gia nhập thị trường thẻ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ. Số lượng các ngân hàng tham gia thị trường thẻ năm 2008 tăng gấp đôi so với năm 2006.
Năm
Số lượng
NH
Thẻ nội địa Thẻ quốc tế ATM
(máy) POS (máy) Doanh số sử dụng (tỷ VND) Doanh số thanh toán (triệu USD) 2006 20 4.230.000 450.000 2.715 14.000 94.881 555 2007 30 8.751.550 589.784 4.596 19.616 124.300 755 2008 40 13.976.472 1.027.469 7.480 26.930 250.000 1.200 06/09 40 15.836.629 1.195.567 8.810 28.265 146.268 468
Điều này thể hiện dịch vụ thẻ ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay khi việc phát triển các sản phẩm truyền thống gặp nhiều khó khăn. Đồng thời sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng hơn.
Thị trường thẻ trong giai đoạn này đạt được mức tăng trưởng nhanh ở trên tất cả các lĩnh vực phát hành thẻ, thanh toán thẻ và mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ (ATM, POS). Trong hoạt động phát hành thẻ, thẻ nội địa chiếm hơn 90% tổng số thẻ phát hành. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thẻ nội địa (trong đó hơn 99% là thẻ ghi nợ) là 83%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 thẻ nội địa tăng 106% nhưng năm 2008 chỉ tăng 59%. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thẻ quốc tế là 52% nhưng tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm, năm 2007 tăng 31% nhưng năm 2008 tăng 74%. Song hành với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của số lượng thẻ lưu hành, số lượng máy ATM cũng gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 65%/năm, cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của số lượng POS (tăng trung bình 38%/năm).
Số lượng thẻ ghi nợ nội địa và số lượng máy ATM trong năm 2007 và 2008 gia tăng nhanh chóng dưới hiệu ứng tích cực của Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bước sang 6 tháng đầu năm 2009, dưới tác động của suy giảm kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ gia tăng của số lượng thẻ phát hành cũng như số lượng thiết bị ATM/POS đã giảm đáng kể so với giai đoạn 2006-2008.
Các đặc điểm chủ yếu của thị trường thẻ VN giai đoạn 2006 - 2008
Xu hướng liên minh, liên kết giữa các ngân hàng ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, với sự tham gia của ngày càng nhiều các ngân hàng. Số thành viên trong các liên minh thẻ gia tăng cùng với số lượng các ngân hàng mới gia nhập thị trường thẻ. Hiện tại ở Việt Nam có những liên minh thẻ lớn như Banknetvn, Smartlink (tiền thân là liên minh giữa VCB và các ngân hàng thành viên), VNBC... Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hai liên minh thẻ lớn nhất ở Việt Nam là Banknetvn và Smartlink đã ký kết thỏa thuận hợp tác kết nối vào tháng 11/2007 và đến tháng 5/2008, 2 liên minh trên đã kết nối hệ thống ATM với nhau. Hiện tại số lượng các ngân hàng tham gia kết nối hệ thống ATM đang ngày càng được mở rộng. Định hướng trong thời gian tới, tại Việt Nam sẽ hình thành tổ chức chuyển mạch quốc gia, kết nối tất cả hệ thống ATM và thiết bị chấp nhận thẻ của các ngân hàng khác nhau thành một hệ thống liên thông và thống nhất.
Về tính năng sản phẩm thẻ, bên cạnh các tính năng cơ bản của các sản phẩm thẻ như rút tiền, chuyển khoản, thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng rất đầu tư chú trọng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và các tiện ích cho chủ thẻ như thanh tốn hóa đơn (tiền điện, nước, viễn thông, bảo hiểm, đặt vé máy bay…), mua hàng qua mạng, các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động và Internet, tích điểm thưởng để đổi quà…..Danh mục các loại thẻ của các ngân hàng cũng vô cùng đa dạng và phong phú, với các loại thẻ dành riêng cho các đối tượng khác nhau: thẻ dành cho phái nữ, thẻ dành cho giới trẻ, thẻ dành cho doanh nhân, thẻ dành cho sinh viên, thẻ dành cho doanh nghiệp trả lương, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu. Phát triển đa dạng các sản phẩm thẻ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của những phân khúc khách hàng khác nhau đang ngày càng trở thành một xu hướng rõ rệt trên thị trường thẻ Việt Nam.
Các ngân hàng Việt Nam đầu tư rất mạnh mẽ cho hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu thẻ của mình thơng qua tổ chức các chương trình khuyến mại thường niên, tài trợ các gameshow truyền hình, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Tồn tại, hạn chế của thị trường thẻ VN giai đoạn này:
Tuy nhiên bên cạnh những con số tăng trưởng rất ấn tượng về mặt số lượng, thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Các ngân hàng phát triển mạnh về số lượng (thẻ phát hành, máy ATM) nhưng chất lượng dịch vụ thẻ nói chung chưa được nâng cao một cách tương ứng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng còn phản ánh nhiều phàn nàn, khiếu nại của khách hàng liên quan đến chất lượng dịch vụ thẻ và hoạt động của máy ATM.
- Các ngân hàng chủ yếu tập trung phát triển về mặt số lượng mà chưa chú trọng công tác đào tạo, nâng cao kiến thức của người sử dụng thẻ.
- Nhận thức của người dân về dịch vụ thẻ còn hạn chế, chủ yếu dùng thẻ để rút tiền, ít sử dụng thẻ để thanh toán.
- Mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ chưa rộng khắp, mạng lưới POS của các ngân hàng chưa liên thơng, thanh tốn bằng thẻ thường bị ĐVCNT thu thêm phụ phí do đó hạn chế phát triển thanh toán qua thẻ.
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ BIDV giai đoạn 2006-2008 và đến
tháng 9/2009
2.2.2.1 Kết quả cụ thể hoạt động kinh doanh thẻ
Bảng 2.2: Số liệu hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV giai đoạn 2006-9 tháng
đầu năm 2009
Năm Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng POS Thu phí rịng
(tỷ đồng)
2006 570.908 Chưa triển khai Chưa triển khai 8
2007 1.074.212 Chưa triển khai 562 14
2008 1.510.675 49 968 16,5
T6/2009 1.615.530 1.397 827 10,6
T9/2009 1.726.853 3.180 919 18,1
Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2006-2008 của BIDV thể hiện trên các chỉ tiêu kinh doanh chính đã đạt kết quả như sau:
Thực trạng hoạt động phát hành thẻ
- Hoạt động phát hành thẻ (chủ yếu là thẻ ghi nợ) của toàn hệ thống
Biểu 2.1: Số lượng thẻ ghi nợ BIDV giai đoạn 2006 – tháng 9/2009
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ BIDV)
Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành đạt 64%/năm, tuy nhiên tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần, năm 2007 đạt 88% nhưng năm 2008 chỉ đạt 40,6%. Một yếu tố quan trọng khiến cho tăng trưởng thẻ ghi nợ năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2007 là do số lượng thẻ đóng trong năm 2008 lên tới 91.000 thẻ. Số lượng thẻ đóng tiếp tục gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2009 làm cho số lượng thẻ tăng ròng chỉ đạt 104.855 thẻ (tăng 218.833 thẻ nhưng giảm tới 113.978 thẻ). Do đó đến tháng 6/2009, số lượng thẻ ghi nợ chỉ tăng ròng 6,9% so với năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng trên do một số lượng lớn thẻ được miễn giảm phí phát hành trong năm 2007, 2008 nhưng khách hàng không đến nhận thẻ.
Biểu 2.2: Số lượng thẻ ghi nợ của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu
(Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ ghi nợ của BIDV thấp hơn so với tốc độ trung bình của thị trường, điều này dẫn đến vị trí và thị phần của BIDV về thẻ ghi nợ nội địa liên tục suy giảm qua các năm. Năm 2005, BIDV đứng thứ hai trên thị trường về số lượng thẻ ghi nợ nội địa nhưng năm 2006, đã tụt xuống vị trí thứ tư (sau VCB, Đông Á và ICB) với 13,5% thị phần; năm 2007, tụt xuống vị trí thứ năm (sau VCB, Đông Á, ICB và VBARD) với 12,27% thị phần; năm 2008, BIDV vẫn ở vị trí thứ năm nhưng thị phần đã giảm xuống chỉ còn 10,8%. Sáu tháng đầu năm 2009, mặc dù vẫn duy trì vị trí thứ năm nhưng thị phần thẻ ghi nợ của BIDV tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 10,2%. Khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Vietcombank, Vietinbank và Agribank ngày một nới rộng.
BIDV mới chính thức bước vào thị trường thẻ quốc tế từ tháng 3/2009 đồng thời mới chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế, chưa phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên số lượng thẻ quốc tế phát hành còn rất khiêm tốn, chưa tạo được bất kỳ dấu ấn nào trên thị trường thẻ quốc tế của Việt Nam.
Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ theo cụm Chi nhánh: Bảng 2.3: Số lượng thẻ ghi nợ của BIDV theo khu vực
Khu vực Số thẻ phát hành 2007 Số thẻ phát hành 2008 SL thẻ lũy kế đến tháng 6/2009 Tỷ trọng (%) Động lực kinh tế phía Bắc 138.721 97.986 438.149 27,1 Đồng bằng Sông Hồng 14.410 28.353 63.448 3,9
Miền núi phía Bắc 50.693 62.772 140.501 8,7
Bắc Trung Bộ 30.964 39.729 106.464 6,6
Nam Trung Bộ 57.094 45.945 180.820 11,1
Tây Nguyên 42.527 35.681 114.844 7,1
Động lực kinh tế phía Nam 109.941 109.594 456.542 28,2
Đồng bằng Sông Cửu Long 51.406 43.719 114.762 7,3
Tổng cộng 496.026 463.779 1.615.530 100
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ BIDV)
Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa đã được triển khai tại 108 Chi nhánh trên tồn hệ thống, trong đó khu vực động lực kinh tế phía Bắc và khu vực động lực kinh tế phía Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%) tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thẻ ghi nợ của hai khu vực này đang có xu hướng giảm, đặc biệt ở khu vực động lực phía Bắc năm 2008 giảm tới 29,3% so với năm 2007.
Xu hướng giảm cũng thể hiện rõ nét ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vực Đồng bằng sơng Hồng, Miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ số lượng thẻ ghi nợ có tăng nhẹ nhưng do 3 khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 19,2% nên khơng đóng góp đáng kể vào số lượng tăng trưởng thẻ ghi nợ nội địa.
Đánh giá hoạt động thanh toán thẻ qua POS
o Hoạt động thanh toán thẻ qua POS của toàn hệ thống
Biểu 2.3: Số lượng POS BIDV giai đoạn 2007 – tháng 9/2009
(Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ BIDV)
BIDV chính thức triển khai dịch vụ thanh tốn thẻ qua POS/EDC chính thức từ tháng 8/2007. Hoạt động thanh toán thẻ qua POS đã giúp BIDV phát triển thêm đối tượng khách hàng mới là các Đơn vị chấp nhận thẻ, gia tăng tiện ích cho các chủ thẻ BIDV. Hiệu quả hoạt động của hệ thống POS của BIDV đang dần cải thiện, thể hiện ở giá trị thu phí dịch vụ tăng dần. Thu phí từ hoạt động POS năm 2008 là 218 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2009 thu phí là 165 triệu đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu 2.4: Số lượng POS của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu
(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ Ngân hàng VN)
Tuy nhiên việc phát triển mở rộng mạng lưới POS của BIDV gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2008, số lượng POS mở mới tăng 72% so với năm 2007 nhưng 6 tháng đầu năm 2009, số lượng POS mở mới giảm 14,5% so với năm 2009. Số lượng POS giảm trong năm 2009 do đầu năm 2009, BIDV thực hiện rà soát hệ thống POS và đóng những POS hoạt động khơng hiệu quả.
Mạng lưới POS của BIDV hiện tại mới nắm giữ một thị phần khiêm tốn là 3,5%. Tốc độ phát triển mạng lưới POS của BIDV thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Vietcombank, Agribank và Vietinbank. Một trong những nguyên nhân quan trọng do POS của BIDV mới chấp nhận thanh toán thẻ của BIDV và VISA, trong khi POS của các ngân hàng khác chấp nhận thanh toán đa dạng các loại thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế (VISA, MasterCard, JCB, Amex, Diners Club…).
o Hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo khu vực Bảng 2.4: Số lượng POS của BIDV theo khu vực
Khu vực Số lượng POS 2007 Số lượng POS 2008 SL POS lũy kế đến tháng 6/2009 Tỷ trọng (%) Động lực kinh tế phía Bắc 161 50 192 23,2 Đồng bằng Sông Hồng 8 11 12 1,4
Miền núi phía Bắc 93 30 103 12,4
Bắc Trung Bộ 30 9 33 3,9
Nam Trung Bộ 108 66 170 20,5
Tây Nguyên 53 11 47 5,6
Động lực kinh tế phía Nam 80 98 226 27,3
Đồng bằng Sông Cửu Long 29 34 44 5,7
Tổng cộng 562 309 827 100
Dịch vụ thanh toán thẻ qua POS/EDC của BIDV được triển khai từ tháng 8/2007 và hiện tại được triển khai tại 78/108 chi nhánh trên toàn hệ thống. Khu vực Động lực kinh tế phía Nam, Động lực kinh tế phía Bắc và khu vực Nam Trung Bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mạng lưới POS của BIDV (chiếm 71%).
Tốc độ tăng trưởng mạng lưới POS của hầu hết các khu vực trong năm 2008 đều giảm mạnh (khu vực động lực kinh tế phía Bắc giảm 68%, khu vực Nam Trung Bộ giảm 38,8%), ngoại trừ khu vực Động lực kinh tế phía Nam tăng nhẹ 22,5% và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 17,2%.
Đánh giá chỉ tiêu thu phí rịng:
Biểu 2.5: Thu phí rịng dịch vụ thẻ BIDV giai đoạn 2006 – 9 tháng đầu năm 2009 (ĐVT: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2008, sơ kết hoạt động kinh doanh 9/09)
Tốc độ tăng trưởng thu phí rịng dịch vụ thẻ của BIDV trong giai đoạn 2006- 2008 có xu hướng giảm dần, năm 2007 tăng 75% nhưng đến năm 2008 chỉ tăng 17,8 %. Bước sang năm 2009, tốc độ tăng trưởng thu phí rịng khả quan hơn, 6 tháng đầu năm 2009 tăng nhẹ 10% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV giai đoạn 2006 -2008 đã đạt
được những kết quả nhất định tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về quy mô của BIDV
vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường, điều này dẫn đến thị phần của BIDV trên các mảng kinh doanh thẻ cụ thể (phát hành thẻ, thanh toán thẻ) đang có xu hướng giảm dần và khoảng cách giữa BIDV với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đang ngày càng nới rộng.
2.2.2.2 Hoạt động của mạng lưới ATM
Biểu 2.6: Số lượng ATM của BIDV so với thị trường Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ BIDV)
Năm 2005, BIDV có mạng lưới ATM lớn thứ hai sau VCB, tuy nhiên bước sang năm 2006 BIDV tụt xuống vị trí thứ tư về mạng lưới ATM sau VBARD, VCB, Đông Á với 14,3% thị phần. Sang năm 2007, BIDV vươn lên đứng thứ ba về mạng lưới ATM sau VCB và VBARD với 15,1% thị phần. Tuy nhiên sang năm 2008, mặc dù vẫn giữ vị trí thứ ba về mạng lưới ATM nhưng thị phần của BIDV đã giảm xuống 13%. Sang năm 2009, BIDV đã khơng cịn nằm trong top 3 ngân hàng có mạng lưới ATM lớn nhất Việt Nam và bị Vietinbank chiếm mất vị trí thứ 3, thị phần của BIDV cũng giảm còn 11,2%.
BIDV là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phủ rộng mạng lưới ATM tại 63/63 tỉnh thành phố trên cả nước. Số lượng giao dịch và doanh số giao dịch qua ATM qua từng năm đều tăng trưởng ở mức cao thể hiện việc sử dụng thẻ đã dần trở thành thói quen của người dân Việt Nam.
Bảng 2.5: Số lượng và doanh số giao dịch trên ATM của BIDV
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ BIDV)
Biểu 2.7: Tốc độ tăng trưởng số lượng và doanh số giao dịch trên ATM
BIDV giai đoạn 2006 – 2009 (dự kiến năm 2009)
(Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ BIDV)
Mạng lưới ATM của BIDV liên tục được mở rộng qua các năm, kéo theo tốc độ gia tăng số lượng giao dịch và doanh số giao dịch luôn ở mức rất cao. Năm 2007 với sự kiện BIDV kết nối thành công với Banknetvn, số lượng giao dịch qua ATM của BIDV tăng trưởng 90% so với năm 2006 và doanh số giao dịch tăng kỷ lục 290% so với năm 2006. Số lượng giao dịch và doanh số giao dịch năm 2008 tăng