nghiệp logistics tại Quảng Ngãi
Từ những phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội, thách thức của hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi như sau:
2.4.1. Điểm mạnh
Các doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác tốt với các hãng tàu. Điều này giúp các doanh nghiệp có được giá cước tàu tốt.
Các doanh nghiệp phần lớn đều có hạ tầng cảng biển.
2.4.2. Điểm yếu
Nguồn nhân lực phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ logistics còn yếu và thiếu.
Chưa thực hiện tốt công việc marketing để khách hàng có thể biết đến những lợi ích mà dịch vụ logistics mang lại khi sử dụng nó.
Dịch vụ cung cấp còn hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và cung cấp thông tin cho khách hàng cịn hạn chế.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp chưa cao
2.4.3. Cơ hội
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của KKT Dung Quất. Hiện nay KKT Dung Quất thu hút được nhiều dự án quy mô lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhất so với các KKT khác đã được thành lập trong cả nước. Hơn nữa, hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của tỉnh cũng ngày càng tăng. Điều này sẽ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng thị trường cũng như nâng cao sản lượng khai thác.
Chính trị ổn định.
Ngồi ra tỉnh Quảng Ngãi cịn có vị trí cảng biển khá thuận lợi, là một trong những cảng nước sâu thuận tiện cho các tàu có tải trọng lớn cập cảng. Đồng thời có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đến tất cả các vùng miền trong cả nước.
Tại cảng Dung Quất đã mở được tuyến vận chuyển container bằng biển. Điều này sẽ là công cụ đắc lực của các doanh nghiệp để giảm giá thành, tăng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
2.4.4. Thách thức
Quy định pháp luật về dịch vụ logistics chưa cụ thể, rõ ràng, chưa đồng bộ Chính sách, thủ tục hải quan cịn nhiêu khê, gây khó khăn cản trở các doanh
nghiệp trong q trình thơng quan hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải về đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng cịn nhiều yếu kém.
Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu chưa đủ lớn, hoạt động mang tính cục bộ và rất thụ động. Các doanh nghiệp này thường xuất theo điều kiện nhóm F và nhập theo điều kiện nhóm C, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics. Nguồn hàng hóa trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, làm cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng, phát triển kinh doanh.
Kết luận chương 2
Chương 2 phân tích thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Quảng Ngãi, bên cạnh đó tác giả phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở Quảng Ngãi như mơi trường kinh tế, chính trị pháp luật, cơ sở hạ tầng, nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, các dịch vụ cung cấp, ....
Từ việc phân tích trên, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội, thách thức cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi thể hiện những điểm yếu như sau:
Nguồn nhân lực phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ logistics còn yếu và thiếu.
Chưa thực hiện tốt cơng việc marketing để khách hàng có thể biết đến những lợi ích mà dịch vụ logistics mang lại khi sử dụng nó.
Dịch vụ cung cấp còn hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và cung cấp thơng tin cho khách hàng cịn hạn chế.
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp chưa cao
Để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics đạt hiệu quả thì cần phải có những giải pháp đồng bộ. Trong chương 3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề trên nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi.
Chương 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Mục đích và căn cứ của việc xây dựng giải pháp 3.1.1. Mục đích của việc xây dựng giải pháp
Dịch vụ logistics là một ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. Quảng Ngãi với vị trí địa lý nằm ở trung độ của cả nước, có vị trí cảng biển thuận tiện, kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, có điều kiện khá thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Nhưng đến nay việc kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi được xem là khá mới mẻ và chưa phát triển. Do đó, các giải pháp mà tác giả đề xuất dưới đây nhằm mục đích:
Giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có thể mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Phát huy những lợi thế sẵn có của tỉnh Quảng Ngãi để nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics.
3.1.2. Căn cứ xây dựng giải pháp
Logistics có vai trị rất to lớn giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành hàng cũng như các quốc gia. Vì những lợi ích mà các doanh nghiệp logistics đem lại, việc sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics là lựa chọn của phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hiện đại. Điều mà các doanh nghiệp cần phải cân nhắc đó chính là năng lực và uy tín của các doanh nghiệp logistics mà mình lựa chọn. Một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cơng việc trong dài hạn.
Những lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics:
- Chi phí cho dịch vụ th ngồi thường thấp hơn so với chi phí xây dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân sự (tuyển dụng, quản
lý nhân sự, đào tạo, lương, thuế thu nhập, các khoản bảo hiểm cho nhân viên…), chi phí cho văn phòng và các trang thiết bị làm việc, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi và vận chuyển,…Việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giảm đáng kể chi phí cố định và dành nhiều nguồn lực hơn tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
- Việc sử dụng dịch vụ th ngồi đảm bảo cơng việc luôn được vận hành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, sự biến động của thị trường cũng tạo nhiều thách thức đối với chất lượng hoạt động của chuỗi cung ứng các công ty. Sử dụng các doanh nghiệp logistics là một trong những giải pháp ngắn hạn có thể giúp các công ty đảm bảo cho chuỗi cung ứng của mình hỗ trợ tốt nhất cho sự ổn định và phát triển.
Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ thuê ngồi cịn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều công nghệ thông tin và kỹ năng quản lý hiện đại, cho phép các công ty tận dụng được mạng lưới, kiến thức, kinh nghiệm và chuyên gia của doanh nghiệp logistics để mở rộng thị trường hoặc đưa dịch vụ mới ra thị trường, hạn chế được tiêu cực do nhân viên kinh doanh XNK trực tiếp làm việc với công chức hải quan,…
Bảng 3.1: Kết quả đạt được khi th ngồi
Từ những mục tiêu và lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics nêu trên, tác giả chọn các căn cứ sau để làm cơ sở đề xuất giải pháp:
Căn cứ quan trọng nhất để tác giả xây dựng các giải pháp mang tính khả thi và có ý nghĩa thực tiễn dưới đây chính là căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi đã phân tích trong chương 2.
Căn cứ vào tác động của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi.
Căn cứ vào những vấn đề nội tại bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
Căn cứ vào những bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics tại Quảng Ngãi từ kinh nghiệm phát triển của các doanh nghiệp logistics ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng 3.2.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp 3.2.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Theo như phân tích của tác giả trong chương 2, các doanh nghiệp logistics tại tỉnh Quảng Ngãi chưa có chiến lược marketing; khả năng quảng bá, tiếp thị hình ảnh của các doanh nghiệp đến với khách hàng còn nhiều yếu kém, nên các doanh nghiệp chưa có nhiều khách hàng để phát triển kinh doanh dịch vụ này.
3.2.1.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi
Các doanh nghiệp tiếp thị được hình ảnh của mình Khai thác hiệu quả nguồn cầu tiềm năng đang gia tăng
Các doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh và ở KKT mở Chu Lai (Quảng Nam)
3.2.1.3. Nội dung giải pháp
Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp
+ Các doanh nghiệp logistics nên sử dụng mạng Internet để xây dựng quảng cáo trên mạng. Cách làm này vừa ít tốn kém, vừa có tầm lan rộng, tiếp cận nhiều khách hàng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Trang web phải được thiết kế hấp dẫn, rõ ràng, thể hiện bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ nhiều đối tượng truy cập.
Để được nhiều người truy cập vào trang web của doanh nghiệp thì:
* Trang web của doanh nghiệp phải luôn luôn cập nhật những thông tin mới cũng như tình trạng hàng hóa để khách hàng có thể theo dõi được lịch trình của lơ hàng mình đang đi.
* Các doanh nghiệp phải đăng ký trang web trên những cơng cụ tìm kiếm * Các doanh nghiệp thuê chỗ quảng cáo trên trang web của tỉnh như trang baoquangngai.com.vn hoặc những trang web nổi tiếng như: dantri.com.vn; hoặc là trang vnexpress.net,....
* Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các hoạt động trực tuyến của cộng đồng mạng. Cách đơn giản và dễ thực hiện là tham gia vào các diễn đàn, tham gia thảo luận các đề tài nóng bỏng nhất và những hoạt động trực tuyến tương tự. Những việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều kết quả khả quan, giúp doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của nhiều người (mà có thể sẽ là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai). Rất nhiều người tham gia các diễn đàn với mục đích được giải thích những điều họ chưa biết và đang quan tâm. Giúp đỡ họ bằng cách trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi đang được quan tâm; có thể để lại mỗi bài trả lời của mình một chữ ký như tên, số điện thoại, email hay địa chỉ website; đó sẽ là một liên kết tốt để doanh nghiệp kiếm thêm được khách hàng đến với website của mình.
+ Tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng cách gửi email. Các doanh nghiệp nên gửi email tới địa chỉ của các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như các doanh nghiệp ở KKT
mở Chu Lai,... trong đó giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, giới thiệu những lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics; đồng thời giới thiệu địa chỉ website của doanh nghiệp và những ưu đãi mà doanh nghiệp sẽ dành cho họ khi họ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Tư vấn logistics, chủ động tìm kiếm khách hàng
+ Các doanh nghiệp logistics cần chủ động tiếp cận các nhà sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận, tìm hiểu kỹ đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, và nắm bắt những vấn đề khó khăn tồn tại mà họ đang gặp phải trong q trình sản xuất kinh doanh, từ đó tư vấn và đề xuất các giải pháp đạt hiệu quả tối ưu. Sẵn sàng tư vấn cách giải quyết các khó khăn liên quan đến logistics đối với tất cả các đối tượng khách hàng dù họ chưa có mối quan hệ nào đối với công ty hay mới sử dụng một phần nhỏ dịch vụ logistics của công ty. Đồng thời giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hiện có của mình trong q trình tư vấn cho họ. Điều này sẽ gây nhiều thiện cảm cho khách hàng, dần dần họ quan tâm sử dụng các dịch vụ logistics.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc cung cấp thơng tin, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tổ chức những hội thảo hay khóa đào tạo dành cho những nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thay đổi quan điểm và thói quen trong việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu. Cụ thể là chuyển sang ký kết theo điều kiện nhóm C đối với hàng xuất khẩu và nhóm F đối với hàng nhập khẩu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty logistics trong tỉnh có thêm tiềm năng để phát triển.
Khuyến mãi
Mục đích của khuyến mãi là tạo ra sự gần gũi, thân mật và hiểu biết giữa khách hàng và doanh nghiệp, kích thích khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp, từ đó làm gia tăng sản lượng kinh doanh. Cụ thể các hình thức khuyến mãi như sau:
+ Khuyến khích khách hàng đến với công ty bằng cách cho khách hàng truyền thống được thanh toán chậm, hoặc gối đầu nợ trong một thời gian nhất định cho phép, có chế độ chiết khấu cho hợp đồng sử dụng nhiều dịch vụ logistics hay sản phẩm logistics trọn gói.
+ Có kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng đặc biệt các dịp lễ, Tết để tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng. Quà tặng là một phần không thể thiếu trong các chuyến viếng thăm. Vấn đề không nằm ở giá trị món q mình tặng mà ở đây, phần lớn khách hàng đều yêu thích sự quan tâm. Thậm chí, phải quan tâm chăm sóc đến cả những khách hàng đã khơng cịn sử dụng dịch vụ của cơng ty mình vì có thể đến một lúc nào đó, họ sẽ quay lại vì ấn tượng tốt mà chúng ta đã dành cho họ.
Khi cần thiết, có thể cử nhân viên đến hỗ trợ khách hàng tại cơ sở kinh doanh của họ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và tìm hiểu, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh của khách hàng.
3.2.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 3.2.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp 3.2.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Theo phân tích ở chương 2, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh còn yếu về cả chất lượng và số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.
3.2.2.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi
Xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, am hiểu các công ước quốc tế về dịch vụ logistics; đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên năng động trong hoạt động kinh doanh, có đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật và các ngành kinh tế liên quan như ngoại thương, ngân hàng, bảo hiểm,...biết sử dụng ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ cao, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của công việc.