3.2. Các giải pháp
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng
3.2.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Theo như phân tích của tác giả trong chương 2, các doanh nghiệp logistics tại tỉnh Quảng Ngãi chưa có chiến lược marketing; khả năng quảng bá, tiếp thị hình ảnh của các doanh nghiệp đến với khách hàng còn nhiều yếu kém, nên các doanh nghiệp chưa có nhiều khách hàng để phát triển kinh doanh dịch vụ này.
3.2.1.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi
Các doanh nghiệp tiếp thị được hình ảnh của mình Khai thác hiệu quả nguồn cầu tiềm năng đang gia tăng
Các doanh nghiệp sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh và ở KKT mở Chu Lai (Quảng Nam)
3.2.1.3. Nội dung giải pháp
Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp
+ Các doanh nghiệp logistics nên sử dụng mạng Internet để xây dựng quảng cáo trên mạng. Cách làm này vừa ít tốn kém, vừa có tầm lan rộng, tiếp cận nhiều khách hàng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Trang web phải được thiết kế hấp dẫn, rõ ràng, thể hiện bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ nhiều đối tượng truy cập.
Để được nhiều người truy cập vào trang web của doanh nghiệp thì:
* Trang web của doanh nghiệp phải ln ln cập nhật những thơng tin mới cũng như tình trạng hàng hóa để khách hàng có thể theo dõi được lịch trình của lơ hàng mình đang đi.
* Các doanh nghiệp phải đăng ký trang web trên những cơng cụ tìm kiếm * Các doanh nghiệp thuê chỗ quảng cáo trên trang web của tỉnh như trang baoquangngai.com.vn hoặc những trang web nổi tiếng như: dantri.com.vn; hoặc là trang vnexpress.net,....
* Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các hoạt động trực tuyến của cộng đồng mạng. Cách đơn giản và dễ thực hiện là tham gia vào các diễn đàn, tham gia thảo luận các đề tài nóng bỏng nhất và những hoạt động trực tuyến tương tự. Những việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều kết quả khả quan, giúp doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của nhiều người (mà có thể sẽ là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai). Rất nhiều người tham gia các diễn đàn với mục đích được giải thích những điều họ chưa biết và đang quan tâm. Giúp đỡ họ bằng cách trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi đang được quan tâm; có thể để lại mỗi bài trả lời của mình một chữ ký như tên, số điện thoại, email hay địa chỉ website; đó sẽ là một liên kết tốt để doanh nghiệp kiếm thêm được khách hàng đến với website của mình.
+ Tiếp cận với khách hàng tiềm năng bằng cách gửi email. Các doanh nghiệp nên gửi email tới địa chỉ của các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận như các doanh nghiệp ở KKT
mở Chu Lai,... trong đó giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, giới thiệu những lợi ích của việc thuê ngoài dịch vụ logistics; đồng thời giới thiệu địa chỉ website của doanh nghiệp và những ưu đãi mà doanh nghiệp sẽ dành cho họ khi họ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Tư vấn logistics, chủ động tìm kiếm khách hàng
+ Các doanh nghiệp logistics cần chủ động tiếp cận các nhà sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận, tìm hiểu kỹ đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, và nắm bắt những vấn đề khó khăn tồn tại mà họ đang gặp phải trong q trình sản xuất kinh doanh, từ đó tư vấn và đề xuất các giải pháp đạt hiệu quả tối ưu. Sẵn sàng tư vấn cách giải quyết các khó khăn liên quan đến logistics đối với tất cả các đối tượng khách hàng dù họ chưa có mối quan hệ nào đối với công ty hay mới sử dụng một phần nhỏ dịch vụ logistics của công ty. Đồng thời giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hiện có của mình trong quá trình tư vấn cho họ. Điều này sẽ gây nhiều thiện cảm cho khách hàng, dần dần họ quan tâm sử dụng các dịch vụ logistics.
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc cung cấp thơng tin, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tổ chức những hội thảo hay khóa đào tạo dành cho những nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thay đổi quan điểm và thói quen trong việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms đối với các hợp đồng xuất nhập khẩu. Cụ thể là chuyển sang ký kết theo điều kiện nhóm C đối với hàng xuất khẩu và nhóm F đối với hàng nhập khẩu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty logistics trong tỉnh có thêm tiềm năng để phát triển.
Khuyến mãi
Mục đích của khuyến mãi là tạo ra sự gần gũi, thân mật và hiểu biết giữa khách hàng và doanh nghiệp, kích thích khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp, từ đó làm gia tăng sản lượng kinh doanh. Cụ thể các hình thức khuyến mãi như sau:
+ Khuyến khích khách hàng đến với công ty bằng cách cho khách hàng truyền thống được thanh toán chậm, hoặc gối đầu nợ trong một thời gian nhất định cho phép, có chế độ chiết khấu cho hợp đồng sử dụng nhiều dịch vụ logistics hay sản phẩm logistics trọn gói.
+ Có kế hoạch chăm sóc khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng đặc biệt các dịp lễ, Tết để tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng. Quà tặng là một phần không thể thiếu trong các chuyến viếng thăm. Vấn đề không nằm ở giá trị món q mình tặng mà ở đây, phần lớn khách hàng đều yêu thích sự quan tâm. Thậm chí, phải quan tâm chăm sóc đến cả những khách hàng đã khơng cịn sử dụng dịch vụ của cơng ty mình vì có thể đến một lúc nào đó, họ sẽ quay lại vì ấn tượng tốt mà chúng ta đã dành cho họ.
Khi cần thiết, có thể cử nhân viên đến hỗ trợ khách hàng tại cơ sở kinh doanh của họ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và tìm hiểu, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh của khách hàng.
3.2.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 3.2.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp 3.2.2.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Theo phân tích ở chương 2, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh còn yếu về cả chất lượng và số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.
3.2.2.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi
Xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, am hiểu các công ước quốc tế về dịch vụ logistics; đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên năng động trong hoạt động kinh doanh, có đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật và các ngành kinh tế liên quan như ngoại thương, ngân hàng, bảo hiểm,...biết sử dụng ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ cao, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của công việc.
3.2.2.3. Nội dung giải pháp
Công tác tuyển dụng: đây là khâu rất quan trọng nhằm tìm ra những người có
năng lực, phù hợp với nhu cầu cơng việc, đóng góp vào sự thành cơng của doanh nghiệp. Tuyển dụng có thể qua các hình thức sau:
- Tuyển chọn lao động trẻ để đào tạo cơ bản từ đầu: tuyển những người có thành tích học tập tốt, tốt nghiệp từ các trường và các ngành có liên quan đến dịch vụ logistics như ngoại thương, hàng hải, hàng khơng, kinh tế,...Sau đó cho đi thực tập tại tổng công ty của các doanh nghiệp ở các thành phố lớn để những người này có thể tiếp cận được với cơng việc tốt hơn. Vì các doanh nghiệp logistics hiện đang kinh doanh tại Quảng Ngãi là những công ty con hoặc là chi nhánh của các tổng công ty ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, nên việc này có thể thực hiện được dễ dàng.
- Tuyển dụng những người đã có nghiệp vụ chuyên môn về giao nhận logistics để đáp ứng nhu cầu công việc trước mắt.
- Tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ nhân viên chun mơn hóa trong hoạt động khai thuê thủ tục hải quan. Chẳng hạn như yêu cầu đội ngũ này phải có chứng chỉ nghiệp vụ khai thuê hải quan do tổng cục Hải quan cấp. Đội ngũ này phải có trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nắm vững những quy trình hồn thành thủ tục hồ sơ xuất nhập hàng hóa theo qui định hải quan, am hiểu luật pháp trong lĩnh vực giao nhận vận tải, phải biết tổ chức liên kết tất cả những công việc trước, trong và sau khi thơng quan hàng hóa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh Quảng Ngãi như trường đại học Phạm Văn Đồng, truờng đại học Công Nghiệp để hỗ trợ chuyên môn cho các trường này và hỗ trợ cho sinh viên các trường này thực tập tại doanh nghiệp. Trong q trình đó, doanh nghiệp có thể tìm được những sinh viên xuất sắc nhất có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của doanh nghiệp, nhằm tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương.
Để phục vụ cho việc tuyển dụng tốt, cần chú ý:
+ Tuyển những người có nếp tư duy và tác phong làm việc linh hoạt, nhạy bén và nhanh nhẹn. Vì chỉ những người như thế mới có thể xử lý cơng việc hiệu quả
và thích ứng được với nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt trong môi trường kinh doanh dịch vụ logistics đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng.
+ Tuyển những người có tinh thần làm việc đồng đội, cộng tác tốt với đồng nghiệp.
Công tác đào tạo: đào tạo và bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ cơng
nhân viên là rất cần thiết giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển được trong thị trường đầy cạnh tranh. Cơng ty cần xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo thích hợp.
+ Trước mắt các doanh nghiệp phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có bằng cách:
* Các doanh nghiệp cần chủ động mời các giảng viên có kinh nghiệm và có uy tín trong và ngồi nước để truyền đạt cũng như cập nhật những kiến thức mới, những diễn biến mới của dịch vụ logistics trên thế giới .
* Cử nhân viên đi tham gia những khóa học ngắn hạn tại nước ngồi để nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật những thông tin mới về ngành.
* Tham gia các cuộc triển lãm về chuỗi cung ứng và logistics để cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực này. Triển lãm lần đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức vào tháng 7 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Song song với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, làm thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ. Việc đào tạo cần được tiến hành ở cả cấp độ quản lý đến nhân viên làm nghiệp vụ cụ thể.
+ Đối với lực lượng cơng nhân kỹ thuật cần có những lớp ngắn hạn để nâng cao tay nghề.
+ Với lực lượng công nhân lao động thơ sơ cần có những buổi học tập về an tồn lao động và cần làm thường xun vì chi phí cho những buổi học này rất thấp mà hiệu quả lại rất cao.
Công tác tổ chức quản lý:
+ Cần xây dựng môi trường làm việc tốt, mà tại đó người lao động cảm thấy mình ln được tự do sáng tạo, say mê và gắn bó với cơng việc; lãnh đạo và các cấp quản lý của cơng ty nên tạo ra khơng khí làm việc của công nhân viên thoải mái dân chủ nhưng vẫn đảm bảo có tính kỷ luật cao.
+ Đưa ra những chính sách đãi ngộ tốt và xứng đáng đối với các nhân viên giỏi.
+ Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho những công nhân viên làm tốt nhiệm vụ của mình và có những sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của dịch vụ logistics.
3.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ 3.2.3.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp 3.2.3.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chất lượng dịch vụ dần trở nên quan trọng hơn hết. Hơn nữa dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp cịn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp logistics tại tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.3.2. Các mục tiêu kinh tế mong đợi
Đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường
Tạo mối liên hệ khăng khít giữa khách hàng và doanh nghiệp, đưa các doanh nghiệp dần trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của khách hàng.
3.2.3.3. Nội dung giải pháp
Trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao khả năng cạnh
Cụ thể, nhanh chóng cải tạo và nâng cấp theo hướng hiện đại hố hệ thống kho bãi hiện có, phát triển kho bãi mới ở vị trí thuận lợi đảm bảo cho việc triển khai nghiệp vụ bảo quản, đóng gói, giao nhận và vận chuyển.
Hệ thống kho phải được qui hoạch để đáp ứng từng loại hàng thích hợp bao gồm:
- Kho dùng để chứa hàng rời, hàng bao có khối lượng lớn.
- Kho chuyên dụng như kho lạnh, kho chứa hàng thực phẩm tươi sống vì đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Ngãi.
- Kho ngoại quan dùng để chứa những mặt hàng chưa hoàn tất thủ tục thông quan, giúp cho quá trình sản xuất và phân phối được liên tục. Đây là một trong những kho quan trọng nhất và không thể thiếu của hoạt động logistics. Trong các kho phải trang bị các thiết bị xếp dỡ như xe nâng, thiết bị đóng kiện và tháo dỡ, thiết bị ghi ký mã hiệu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế….
Từng bước chuyên mơn hóa các dịch vụ cho từng ngành nghề cụ thể căn cứ vào những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của tỉnh. Ví dụ như đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cho ngành thủy sản, đồ gỗ, hàng may mặc,... Thiết kế các dịch vụ phù hợp với từng khách hàng theo yêu cầu của họ. Đây là những việc cần làm ngay để trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên về các mặt hàng nêu trên nhằm cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho thị trường và trở thành đối tác không thể thiếu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tận dụng lợi thế có mối quan hệ tốt với các hãng tàu, và lợi thế về hạ tầng cảng biển, các doanh nghiệp cần tiếp tục liên kết chặt chẽ với các hãng tàu trong và ngoài nước, tạo mối quan hệ tốt với cơ quan Hải quan và các hãng bảo hiểm để có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng với chi phí tối ưu nhất.
Phát triển hoạt động giao nhận vận tải đa phương thức
Đặc điểm và chi phí của từng phương thức vận chuyển có những ưu khuyết điểm khác nhau. Đường biển vận chuyển được những lô hàng lớn, mất nhiều thời gian nhưng chi phí thấp, đường bộ thích hợp cho việc giao hàng nội địa nhưng vận chuyển qua biên giới có nhiều hạn chế,...Dựa vào đặc điểm riêng của tỉnh Quảng
Ngãi, chẳng hạn như có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không đến tất cả các vùng miền trong cả nước, các doanh nghiệp phải biết kết hợp các phương thức vận chuyển linh hoạt trong giao nhận nội địa và giao nhận quốc tế từ nơi nhận đến nơi giao hàng một cách hiệu quả về thời gian và chi phí tùy vào từng thời điểm, nhu cầu vận