Hàng hóa qua cảng Dung Quất qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Năm Hàng hố (nghìn tấn) Năm Hàng hố (nghìn tấn) 2003 180 2007 550 2004 270 2008 682 2005 320 2009 3.889 2006 450 2010 8.000

(Nguồn: Cảng Vụ Quảng Ngãi)

Hàng hóa qua cảng Dung Quất chủ yếu là hàng rời. Hàng hoá xuất khẩu qua cảng Dung Quất chủ yếu là thiết bị cơng nghiệp nặng, tinh bột mì, dăm gỗ và hàng nhập khẩu bao gồm phân bón, xi măng, sắt thép.

Các mặt hàng như hàng may mặc, chế biến gỗ, trang trí nội thất, thủy sản chủ yếu xuất qua các cảng ở TP. Hồ Chí Minh và cảng Đà Nẵng.

Ngày 22/10/2010 vừa qua, sự kiện khai trương tuyến tàu container chuyên tuyến tại cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá đối với KKT Dung Quất.

Hàng tuần sẽ có 1 chuyến tàu đến và khởi hành từ Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất theo lịch trình cố định. Tàu container sẽ cập cảng Dung Quất để xếp dỡ hàng hóa, sau đó chạy qua Quy Nhơn, tới TP.Hồ Chí Minh và tiếp tục hành trình đi Singapore.

Ngồi ra, hàng hố xuất nhập với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan cũng dễ dàng nhờ tuyến phía Bắc từ các quốc gia này ghé qua Hải Phòng và cập bến Dung Quất. Đối với hàng hóa vận tải nội địa sẽ được lưu thông thuận tiện giữa miền Trung với miền Bắc và miền Nam. Trong giai đoạn đầu, Gemadept sẽ sử dụng tàu có tải trọng khoảng 600 Teu hoạt động trên tuyến này với thời gian neo đậu xếp dỡ hàng khoảng 10 tiếng cho một chuyến.

Do giá cước vận tải biển thấp hơn nhiều so với vận chuyển bằng xe tải, trọng tải tàu lớn hơn nhiều so với các phương tiện khác, lại không bị hạn chế về cầu, đường, trạm thu phí, độ an tồn cao… nên vận tải bằng tàu container chuyên dụng, chuyên tuyến sẽ là công cụ đắc lực của các doanh nghiệp để giảm giá thành, tăng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Những ưu thế ấy, từ nay sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp.

d. Lợi thế phát triển của cảng Dung Quất

Hiện nay ở miền Trung đã có rất nhiều cảng biển, nhất là cảng biển nước sâu, cảng này chỉ cách cảng kia vài ba chục cây số. Trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung có hai cảng biển được xem là hai cảng lớn của khu vực và hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đó là cảng Đà Nẵng (ở phía bắc cảng Dung Quất) và cảng Quy Nhơn (ở phía nam cảng Dung Quất). Bên cạnh có hai cảng biển được xem là hai cảng lớn của khu vực, vậy cảng Dung Quất có những lợi thế nào để phát triển thành trung tâm logistics của cả khu vực và của cả nước?

Xét về vị trí địa lý thì cả ba cảng này đều nằm ở trung điểm của cả nước, đều là cảng biển nước sâu, kín gió. Nếu so sánh về quy mơ, hệ thống kho bãi thì cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn có lợi thế hơn cảng Dung Quất rất nhiều. Cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn là những cảng đã có từ lâu và là ở các trung tâm, thành phố lớn. Cảng Quy Nhơn có nguồn hàng từ: Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Nam Quảng Ngãi. Còn cảng Đà Nẵng thì có nguồn hàng từ: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bắc Quảng Ngãi.

Vậy lợi thế của cảng Dung Quất:

- Cảng Dung Quất nằm ở vịnh nước sâu, có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải từ 100.000 - 200.000 DWT.

- Cảng Dung Quất nằm ở KKT Dung Quất, nơi đây có lợi thế là được Chính phủ quyết định chọn làm địa điểm xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Việc hình thành nhà máy lọc dầu ở đây dẫn đến nhu cầu về hàng hóa và trang thiết bị phục vụ nhà máy là rất lớn. Theo quy hoạch, nhà máy lọc dầu số 1 và KKT Dung Quất là hai khu vực có nhiều hàng đi qua cảng nhất. Ngồi ra, cảng cịn có thể

thu hút hàng hóa từ Quảng Ngãi, KKT mở Chu Lai, Bắc Kon Tum, vùng Đơng Bắc Thái Lan và phía nam nước Lào. Dựa vào những lợi thế đó cho thấy cảng Dung Quất có tiềm năng để phát triển thành một cảng lớn trong khu vực trong tương lai khơng xa.

- Có thể nói, cảng Dung Quất, KKT Dung Quất và KKT mở Chu Lai cùng sân bay Chu Lai đã tạo nên một tổ hợp phát triển chiến lược ở miền Trung Việt Nam. Dung Quất sẽ là hạt nhân tăng trưởng thành một khu trung tâm đô thị công nghiệp và dịch vụ vận tải, là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng với Nam Lào và Đơng Bắc Thái Lan.

2.3.2. Phân tích mơi trường bên trong 2.3.2.1. Nhân lực 2.3.2.1. Nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thành cơng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại tỉnh Quảng Ngãi chưa được đào tạo bài bản và còn thiếu trầm trọng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đang rất hiếm cử nhân chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng. Trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh thì đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ đại học, nhưng kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và tay nghề thấp. Còn về các nhân viên chăm lo các tác nghiệp hàng ngày, phần lớn họ đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng không chuyên, phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề trong quá trình làm việc. Về đội ngũ nhân công lao động trực tiếp thì đa số có trình độ học vấn thấp, cơng việc chủ yếu là bốc xếp, kiểm đếm ở các kho bãi, lái xe vận tải, chưa được đào tạo tác phong công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh quảng ngãi , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)