Sản lượng container tại các cảng phía Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhằm khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại TPHCM (Trang 41)

(Ngun: Hip hi cng bin Vit Nam)

Sn l ư ợ n g ( 1 .0 0 0 T E U s ) 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% T ă n g t r ư ở n g ( % )

Sản lượng (1.000 TEUs) Tăng trưởng (%)

Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gắn liền với với tên tuổi của các cảng container chính như: Cảng Tân Cảng-Cát Lái, Cảng Sài Gịn, Cảng Bến Nghé, Cảng VICT, Cảng Bơng Sen (Lotus).

Bng 2.1: Mt s ch tiêu ca các cng container chính ti Tp.HCM

Cng container

(thượng lưu-hạ lưu)

Tân Cng -Cát Lái

Cng Sài

Gịn Bến Nghé VICT Bơng Sen

(Lotus)

Diện tích (ha) 80 50 32 20 15

Số bến 7 20 4 4 2

Bãi container (ha) 65 16 20 10 3

Kho hàng lẻ (m2) 17.400 53.887 10.080 8.306 6.800 Năng suất xếp dỡ

(cont/giờ/ tàu) 40 12 20 25 10

Sức chứa thiết kế

(TEU) 18.000 10.000 8.000 11.000 2.000

(Nguồn: Hiệp Hội Cảng Biển Việt Nam và số liệu tổng hợp các cảng)

Mặc dù đang cĩ khủng hoảng kinh tế, nhưng lượng hàng hĩa xuất nhập khẩu qua hệ thống cảng container Tp.HCM vẫn phát triển rất mạnh, với mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Tp.HCM hiện tại và trong tương lai vẫn là một trong những đầu mối giao thương quan trọng của khu vực.

Bng 2.2: Sn lượng khai thác ca các cng container chính ti Tp.HCM Cng Cng container Tân Cng- Cát Lái Cng Sài

Gịn Bến Nghé VICT Bơng Sen

(Lotus)

Năm 2005

(1.000 TEUs) 1.056 284 164 376 21

Năm 2006

(1.000 TEUs) (tăng 39,20%) 1.470 (giảm 22,53%) 220 (tăng 16,46%) 191 (tăng 18,62%) 446 (giảm 19,05%) 17 Năm 2007

(1.000 TEUs) (tăng 22,45%) 1.800 (tăng 59,10%) 350 (tăng 14,14%) 218 (tăng 28,25%) 572 (tăng 41,18% 24 Năm 2008

(1.000 TEUs) (tăng 12,11%) 2.018 (tăng 45,71%) 510 (giảm 13,76%) 188 (giảm 6,3%) 536 24 (0%) (Nguồn: Hiệp Hội Cảng Biển Việt Nam 2008) [12]

Hiện nay, các cảng container tại Tp.HCM vẫn vận chuyển hàng hĩa theo luồng Lịng Tàu. Tuy nhiên, theo bản quy hoạch mới thì luồng Sồi Rạp sẽ là luồng tàu chính, các cảng ở Tp.HCM sẽ phát triển chủ yếu ở khu vực Hiệp Phước, huyện Nhà Bè [4]. Khi đĩ, tàu biển đi vào luồng Sồi Rạp cập cảng khu vực Hiệp Phước sẽ rút ngắn một nửa thời gian hành trình so với đi luồng Lịng Tàu, đồng thời giúp các cảng biển ở khu vực thành phố cĩ thể tiếp nhận tàu biển đến 50.000 tấn, thay vì chỉ 30.000 tấn, gĩp phần giảm giá thành hàng hĩa. Theo đĩ, cuối tháng 4/2009 vừa qua, Tp.HCM đã tiến hành nạo vét luồng Sồi Rạp đến -9,5m và sẽ tiếp tục nạo vét xuống -12m. Bên cạnh đĩ, để định hướng phát triển kinh tế thành phố ra biển Đơng, cũng như để thực hiện đúng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005 về việc di dời các cảng biển trên sơng Sài Gịn [23], thành phố đã hồn thành việc di dời cảng Tân Cảng ra Cát Lái, đồng thời dự án Cảng container trung tâm Sài Gịn (SPCT) cĩ vốn đầu tư hơn 300 triệu USD đã được triển khai, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 10/2009. Ngồi ra, cảng Sài Gịn - Hiệp Phước cũng đã chính thức được xây dựng với quy mơ cảng biển quốc tế cĩ vốn đầu tư ban đầu 160 triệu USD.

Tại khu vực Tp.HCM hiện cĩ 5 cảng ICD đang hoạt động bao gồm Phước Long, Transimex, Tây Nam (Tanamexco), Phúc Long và Bến Nghé. Các ICD này vừa cĩ chức năng là điểm tập kết và chuyển tiếp hàng hố XNK cho cảng biển và là các điểm thơng quan nội địa. Các ICD này nhìn chung đã phát huy được ưu thế của vận tải thủy nội địa, hoạt động kinh doanh đa dạng và cĩ hiệu quả như một mắt xích trong dây chuyền vận tải đa phương thức.

Bng 2.3: Mt s ch tiêu ca các cng ICD ti Tp.HCM

Cng ICD Phước Long Transimex Tanamexco Phúc Long Bến Nghé

A. Cơ s h tng

+ Tổng diện tích 34ha 10ha 16ha 18ha 1ha + Bãi container 33ha 6,3ha 13,5ha 16,5ha 1ha

+ Khu hàng lạnh 1 1 1 0 0

+ Cầu cảng xà lan 1.650m 180m 220m 86m 0 + Cơng nghệ Midstream Chuyên dụng Chuyên dụng CMS Internet

B. H thng kho 5000m2 17.000 m2 18.500 m2

+ Cụm kho CFS xuất 1 1 1 0 0

+ Cụm kho CFS nhập 2 2 1 0 0

+ Cụm kho ngoại quan 0 4 6 0 0

+ Cụm kho nội địa 0 2 3 0 0

C. Trang thiết bị + Xe nâng hàng 50 20 18 5 1 + Xe nâng container 38 10 12 8 2 + Cẩu bờ 10 4 3 1 0 + Cẩu cơ 16 6 4 4 0 + Cổng trục 2 0 0 1 0

+ Xe đầu kéo&rờmoĩc 150&250 24&49 20 10

+ Trạm cân 1 1 1 1 0

D. Th tc Hi quan Tại cảng Tại cảng Tại cảng Tại cảng Giám sát

(Nguồn: Số liệu tổng hợp các cảng)

Hiện tại, các ICD của Tp.HCM hầu hết là sân sau của các cảng hay các cơng ty giao nhận, vận chuyển. Các ICD Tp.HCM do khối lượng hàng hĩa thơng qua cảng khu vực này rất lớn, và với lợi thế nối liền với cảng biển bằng cả hệ thống giao

thơng đường thủy và đường bộ nên đã phát huy được vai trị vốn cĩ của mình trong việc làm điểm trung chuyển hàng hĩa giữa các doanh nghiệp XNK và cảng biển.

♦ Cảng ICD Phước Long

Cảng Phước Long, địa chỉ tại phường Phước Long, Quận 9, Thủ Đức là mơ hình ICD đầu tiên trong cả nước được Chính phủ và Tổng cục Hải quan cho phép khai thác từ năm 1995. Cơng ty Gemadept đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cảng trên phần đất thuộc quyền quản lý của Vimadeco, phù hợp với sự chỉ đạo và quy hoạch phát triển ngành của Vinalines. Hàng năm hợp đồng này được tự động gia hạn và sẽ ký kết bổ sung điều chỉnh tùy theo quy mơ phát triển của cảng. ICD Phước Long hiện cĩ cơng suất lớn nhất trong các ICD đang hoạt động tại Tp.HCM.

Thế mạnh của ICD Phước Long là nhờ lợi thế thành lập đầu tiên, cùng với việc đầu tư trang thiết bị, đội ngũ xe vận chuyển hùng hậu nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng tại cảng. Hiện nay, ICD Phước Long bao gồm 2 cụm cảng là ICD Phước Long 1 chuyên về khai thác hàng nhập container và kho CFS, và ICD Phước Long 2 tập trung khai thác hàng xuất thơng qua cảng sơng xây dựng trên kênh đào xi măng Hà Tiên. Sau khi chuyển sang mơ hình cơng ty TNHH một thành viên, năm 2008 cảng đã hồn thành khai thác là 402.325TEUs, đạt được tăng trưởng về sản lượng là 8,6% và lợi nhuận tăng 10,7% so với 2007. Năm 2009, để chuẩn bị cho hướng phát triển mới, từ tháng 4 cảng đã đưa vào khai thác ICD Phước Long 3 với 173m cầu cảng và 6ha bãi container ngay bên cạnh ICD Bến Nghé [2].

Tuy nhiên, hệ thống kho hiện nay của ICD Phước Long rất yếu, hầu như chỉ phát triển về kho CFS khai thác hàng nhập. Thời gian tới, hướng phát triển của cảng là tập trung phát triển thêm các hệ thống các kho mới và các dịch vụ trong kho như kho CFS hàng xuất, kho ngoại quan, kho nội địa...

♦ Cảng ICD Transimex

Cảng ICD Transimex, địa chỉ tại phường Phước Long, Quận 9, Thủ Đức được thành lập bởi Cơng ty Cổ Phần Kho Vận Giao Nhận Ngoại Thương Tp.HCM

(Transimex Sài Gịn) và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997. Thế mạnh của cảng Transimex là trong các lĩnh vực dịch vụ thơng quan nội địa, dịch vụ kho bãi (dịch vụ kho CFS, dịch vụ kho ngoại quan) và giao nhận, vận chuyển hàng hĩa XNK. Tổng lượng hàng hĩa thơng qua cảng hiện tại khoảng 290.000 TEUs/năm. Trong năm 2007 tổng số container nâng hạ thơng qua kho bãi cảng là 383.524 TEUs và diện tích sử dụng kho là 202.428m2. Trong năm 2008, sản lượng khai thác của cảng tương ứng là 352.650 TEUs và 204.382m2 [3].

Tuy nhiên, diện tích của cảng khá nhỏ hẹp, chỉ khoảng 10ha, nên thời gian tới cảng sẽ tập trung cải tạo, quy hoạch lại hệ thống kho bãi cảng, trang bị thêm trang thiết bị máy mĩc tác nghiệp và phát triển thêm các dịch vụ kho bãi và các dịch vụ sau cầu cảng để tối ưu hĩa năng suất khai thác.

♦ Cảng ICD Tanamexco (ICD Tây Nam)

Cảng ICD Tanamexco, địa chỉ phường Phước Long, Quận 9, Thủ Đức thành lập bởi Cơng ty Sản Xuất-Thương Mại XNK Tây Nam (thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7), chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003 với mục đích ban đầu để đảm bảo an ninh quốc phịng trên địa bàn và khi cần cĩ thể sử dụng cho mục đích quân sự. Thế mạnh của cảng là khai thác hàng container XNK, điều hành kinh doanh nghiệp vụ kho bãi, vận chuyển với hệ thống kho ngoại quan và kho nội địa cĩ diện tích khá rộng và được trang bị bến xà lan cĩ thể tiếp nhận tàu 1.000DWT trên sơng Sài Gịn.

Hiện nay, dịch vụ kho của cảng đem lại nguồn thu rất lớn, nên thời gian tới cảng sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển thêm cơ sở vật chất, nâng cấp các loại hình kho phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời tăng cường khả năng quản lý, kiểm sốt chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng và đảm bảo gia tăng mức lợi nhuận.

Cảng ICD Phúc Long, địa chỉ tại phường Phước Long, Quận 9, Thủ Đức

được thành lập bởi Cơng ty cổ phần Phúc Long và chính thức đi vào hoạt động từ

tháng 10/2007. Hệ thống cảng Phúc Long bao gồm khu vực ICD cảng cĩ diện tích 16ha và 4 bãi Depot (bãi container) rộng 2ha xung quanh. Với thế mạnh của hệ thống bãi container rộng lớn, được trang bị các phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hiện đại, cảng Phúc Long tập trung vào các dịch vụ khai thác cảng bến và vận chuyển hàng container, dịch vụ lưu vỏ và cấp rỗng, dịch vụ sửa chữa container...

ICD Phúc Long cĩ vai trị rất quan trọng trong việc lưu giữ container rỗng cho các hãng tàu nên thời gian tới cảng sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu vào các phương tiện xếp dỡ vận tải, đồng thời đa dạng hĩa ngành nghể kinh doanh, mở rộng sang các dịch vụ mới như: quản lý kho bãi, vận chuyển và phân phối hàng hĩa....

♦ Cảng ICD Bến Nghé

Cảng ICD Bến Nghé, địa chỉ tại phường Phước Long, Quận 9, Thủ Đức được thành lập bởi Cơng ty TNHH một thành viên cảng Bến Nghé và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2003. Hiện nay, do diện tích khai thác khá nhỏ hẹp, nên cảng chủ yếu hoạt động với mục đích khai thác bãi container và lưu rỗng.

2.1.3. Vai trị ca cm cng ICD Tp.HCM

Tp.HCM giữ vai trị trung tâm trung chuyển hàng hĩa trong khu vực cịn là nhờ vào sự gắn kết chặt chẽ giữa vận tải cảng biển và cảng sơng. Việc hình thành và phát triển hệ thống cảng ICD tại thành phố cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng là:

- Giảm áp lực cho các cảng container Tp.HCM: Trong thời gian qua, lượng hàng container nhập về các cảng Tp.HCM khơng ngừng tăng lên (xem bảng 2.2).

Đồng thời, do nhiều lý do mà cĩ những giai đoạn mà lượng hàng về cảng cũng gia

tăng một cách đột biến. Trong bốn tháng đầu 2008, lượng hàng hĩa XNK qua cảng Cát Lái tăng 21% so với cùng kỳ 2007, trong đĩ lượng hàng nhập khẩu tăng trên 43%. Tại cảng VICT cũng tương tự, lượng hàng nhập khẩu tăng 15% đến 20% so với cùng kỳ [31]. Thế nhưng cũng do nhiều nguyên nhân mà lượng container được

các doanh nghiệp giải phĩng ra khỏi cảng rất chậm. Bình thường thời gian container nằm tại cảng chỉ 3-4 ngày, nhưng cĩ lúc phải mất 7-8 ngày nên càng tăng thêm áp lực cho các cảng biển, dẫn đến lượng hàng hĩa tồn đọng đã vượt quá cơng suất thiết kế của cảng container. Mặt khác, các KCN-KCX tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai ngày càng phát triển, với sản lượng hàng hĩa XNK rất lớn đều thơng qua cửa ngõ cảng Tp.HCM để nhập nguyên liệu về sản xuất hoặc xuất thành phẩm ra nước ngồi. Chính hoạt động của các ICD Tp.HCM đã gĩp phần rất lớn trong việc giải tỏa hàng hĩa ứ đọng tại các cảng container của thành phố. Nhờ chức năng hoạt động, các ICD Tp.HCM đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tại KCN-KCX các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương trong việc nhập khẩu hàng hĩa từ các cảng về ICD, sau đĩ chuyển tiếp đến Hải quan các tỉnh, đồng tiếp nhận hàng xuất khẩu, chuyển cửa khẩu, chuyển cảng từ Hải quan các tỉnh lân cận về các ICD, sau đĩ vận chuyển ra các cảng biển Tp.HCM để xuất khẩu.

- Giảm áp lực giao thơng vận tải cho Tp.HCM: Hệ thống đường bộ đang quá tải gấp 4-5 lần, vận chuyển hàng hĩa từ các cảng container thành phố khá khĩ khăn. Thời gian tới, dù cĩ được nâng cấp thì các tuyến đường bộ sẽ vẫn tiếp tục quá tải do nhu cầu phát triển và phương tiện lưu thơng chắc chắn cịn tăng. Cảng Cát Lái chỉ cĩ liên tỉnh lộ 25B là con đường chính lại thường xuyên kẹt xe. Khu vực cảng Sài Gịn, VICT, Bến Nghé, Lotus cịn khĩ khăn hơn, đường liên tỉnh A5 vẫn chưa xây dựng xong, lượng hàng ra khỏi cảng hầu như đều đi qua tuyến đường Nguyễn Tất Thành. Điều này dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thơng liên tục, tăng chi phí và thời gian vận chuyển. Cảng ICD Tp.HCM luơn chiếm khoảng 8-9% thị phần container của thành phố với vị trí thuận lợi về mặt giao thơng đường bộ và đường thủy. Việc vận chuyển tại các ICD này chủ yếu bằng đường sơng hoặc đường bộ trên xa lộ Hà Nội, nên đã gĩp phần chia xẻ áp lực cho việc vận tải hàng hĩa trong khu vực nội ơ.

Năm 2007 Cảng Sài Gịn 4,17% Tân Cảng - Cát Lái 65,54% VICT 19,32% Bến Nghé - Lotus 2,11% Các cảng ICD 8,86% Năm 2008 Cảng Sài Gịn 6,34% Tân Cảng - Cát Lái 66,61% VICT 16,7% Bến Nghé - Lotus 1,38% Các cảng ICD 8,97% Hình 2.3: Th phn container qua cng TP.HCM (Nguồn: www.saigonnewport.com.vn)

- Tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp: Vận chuyển container

bằng đường sơng là một lợi thế to lớn, đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp kinh doanh cảng ICD Tp.HCM, vì so với vận chuyển bằng đường bộ thì sử dụng đường sơng cĩ chi phí thấp hơn nhiều mà lại an tồn, nhanh chĩng, hiệu quả. Bên cạnh đĩ, việc lấy hàng tại các ICD Tp.HCM cũng sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Lợi ích ước tính cĩ khi lên đến 800.000Vnđ và 6giờ cho 1TEU làm hàng, (nếu khơng tính đến các chi

phí lưu cont, lưu bãi do kẹt cảng, kẹt đường khơng thể giải phĩng hàng, thời gian và chi phí phải đi lại làm hàng do trục trặc hồ sơ hàng hĩa...)

Bảng 2.4: Li ích ước tính ca doanh nghip ti Đồng Nai khi làm hàng ti ICD Phước Long so vi ti cng VICT

Li ích Chi phí vn chuyn Chi phí đi li Thi gian vn chuyn Thi gian đi li D tốn (1TEU) 500.000 (Vnđ) 300.000 (Vnđ) 3 giờ 3 giờ

(Nguồn: Số liệu dự tốn trên cơ sở chi phí thực tế)

- Lưu rỗng và quản lý vỏ container cho các hãng tàu: Mặc dù trong vài năm qua xuất khẩu cĩ tăng trưởng nhanh, nhưng tỷ lệ nhập siêu vẫn cịn rất cao. Trong khi đĩ, container hàng nội địa vẫn cịn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo ước tính của VPA, lượng container rỗng tồn bãi cĩ thể dư hơn 250.000TEUs/năm, tập trung phần lớn ở khu vực kinh tế phía Nam. Thực tế khai thác tại cảng biển khu vực Tp.HCM cho

thấy lượng container rỗng thường chiếm tỷ lệ 17-20% lượng container xuất nhập qua cảng. Các ICD Tp.HCM với bãi container rộng, trang bị đầy đủ phương tiện sẽ là nơi tập kết, lưu rỗng và quản lý vỏ container hiệu quả nhất cho các hãng tàu.

- Gĩp phần giải quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội, thúc đẩy các dịch vụ

logistics phát triển: Trong quá trình hoạt động, các ICD Tp.HCM đã giải quyết việc

làm cho hơn 2.000 lao động, tăng thu ngân sách thơng qua các khoản thuế và lệ phí hàng năm. Đồng thời, việc đầu tư cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, hồn thiện hệ thống kho bãi, nâng cao trình độ nhân lực sẽ gĩp phần thúc đẩy các dịch vụ logistics của thành phố phát triển. Trong tương lai, sẽ dần thành lập các trung tâm dịch vụ logistics của thành phố từ chính các ICD này. Mặt khác, việc hình thành cụm cảng

ở tuyến giao thơng thủy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về xã hội, giảm đáng kể

thời gian vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, giảm tai nạn giao thơng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhằm khai thác cảng ICD nhằm phát triển dịch vụ logistics tại TPHCM (Trang 41)