Tích cực trong công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 78 - 81)

2.3. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

2.3.3.6. Tích cực trong công tác xử lý nợ xấu

Qua xem xét thực tế hoạt động tín dụng của Vietcombank trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao, bình quân những năm gần đây khoảng 5% và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng ln tiềm ẩn. Do đó, cơng tác đánh giá và xử lýnợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Vietcombank để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban Giám sát xử lý nợ xấu của Vietcombank đã yêu cầu các Chi nhánh linh hoạt trong xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Những giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:

 Thành lập Bộ phận Quản lý và Xử lý nợ có vấn đề tại HSC (gọi tắt là Bộ phận Xử lý nợ) có nhiệm vụ quản lý danh mục khách hàng nợ có vấn đề của NHNT; Lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch và tham mưu cho Ban Điều hành chỉ đạo Chi nhánh xử lý, thu hồi nợ có vấn đề của Vietcombank, bao gồm cả việc thu hồi các khoản đã được xử lý dự phòng rủi ro; Theo dõi tiến độ và chất lượng hoạt động xử lý nợ xấu tại chi nhánh… Thành lập các Tổ/nhóm xử lý nợ xấu tại chi nhánh (khi có tỷ lệ nợ xấu vượt 3% trong hai quý liên tiếp hoặc

nếu xét thấy cần thiết) gồm những thành viên là Ban Giám đốc, lãnh đạo các phịng nghiệp vụ tín dụngcó liên quan, các cán bộ có kiến thức và kinh nghiệm xử lý để chuyên trách quản lý, xây dựng kế hoạch và thực hiện thu hồi nợ xấu, đồng thời tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợxấu kịp thời và đúng tiến độ. Các bộ phận này được tách khỏi nhiệm vụ kinh doanh hàng ngày để tập trung toàn bộ thời gian chuyên trách công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, đồng thờithực hiện họp định kỳmỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện và báo cáo các hoạtđộng xửlý nợmột cách toàn diện và liên tục.

 Định hướng chung của Vietcombank trong xửlý nợxấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng KH cụ thể. Chủ trương của Vietcombank là thực hiện thương lượng, phối hợp với KH trong xử lý nợxấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các KH có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thối thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra Tòa án để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

 Vietcombank đã ban hànhQuy định về quản lý và xử lý nợ có vấn đề4theo

Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 07/04/2009 nhằm quy định các dấu

hiệu nhận biết, quản lý và áp dụng các biện pháp xử lý nợ có vấn đề của Vietcombank. Điều này thể hiện sự chủ động phòng ngừa nợ xấu phát sinh, đây là nét mới trong hoạt động xử lý nợ của Vietcombank. Điều này tạo cơ sở cho việc Vietcombank chủ động quản lý và xử lý đối với nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu (các dấu hiệu rủi ro) nhằm xử lý kịp thời để

4

có thể hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, nợ đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng được xác định là đối tượng quản lý và xử lý cùng với hai loại nợ có nguy cơ xấu và nợ xấu là sự đảm bảo việc xử lý nợ được xuyên suốt, liên tục, tận thu đến cùng.

Như vậy từ tháng 04 năm 2009, Vietcombank đã có được chính sách và tổ chức để quản lý và xử lý nợ có vấn đề, từng bước khắc phục được nguyên nhân thuộc chủ quan đã góp phần dẫn đến nợ xấu của Vietcombank vừa qua tăng cao hơn mức ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn kinh tế trong nước. Từ tháng 06 năm 2009, chính sách và tổ chức này chính thức vận hành, đánh dấu việc nợ có vấn đề tại Vietcombank đã chính thức được quản lý và xử lý theo một cơ chế, chính sách tốt hơn trước đây.

Bảng 2.6: Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tính đến ngày 30/06/2010

Đơn vị: tỷ đồng CN Chi nhánh Tổng nợ xấu Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) 58 Cam Ranh 101 363 27,8 6 21 Thái Bình 266 1.815 14,6 7 41 Khu CN Bình Dương 94 908 10.3 1 4 Đà Nẵng 173 1.821 9,5 3 64 Xuân An 39 524 7,5 3 1 SGD 552 7.484 7,3 7 49 Thăng Long 152 2.150 7,0 9 2 Hà Nội 241 3.491 6,9 1 46 Sóng Thần 73 1.086 6,7 1 3 Hải Phòng 260 4.112 6,3 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)