Thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ từ hội sở đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 81 - 82)

2.3. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

2.3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ từ hội sở đến

chi nhánh

-Tại Hội sở chính, cơng tác kiểm tra kiểm sốt hoạt động cho vay do Phịng

Quản lý rủi ro tín dụng và Phòng Kiểm tra nội bộ chịu trách nhiệm chính. Thơng thường, định kỳ một năm một lần hoặc đôi khi là đột xuất, các Phòng này tiến hành kiểm tra hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh theo phương thức từ xa hoặc kiểm tra thực tế tại chỗ.

Để kiểm tra theo phương thức từ xa, Vietcombank áp dụng một hệ thống

các yêu cầu báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động tín dụng theo từng đối tượng KH và các sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó, để thực hiện yêu cầu báo cáo thống kê và kiểm soát hoạt động cho vay của NHNN, Vietcombank cũng tiến hành xây dựng một chương trình báo cáo tự động trên hệ thống vừa phục vụ cho mục tiêu quản lý nội bộ, vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ báo cáo với NHNN.

Đối với công tác kiểm tra thực tế tại các Chi nhánh, các Phòng ban của

Trung ương thực hiện cơng tác kiểm tra, kiểm sốt toàn hệ thống tập trung kiểmtra những nội dung như: (i) tính tuân thủ quy định, chế độ do NHNN, Vietcombank và các Bộ ban ngành liên quan ban hành; (ii) chất lượng thẩm định và phê duyệt trong quá trình cung cấp một khoản vay đến khách hàng; (iii) công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng quản lý nợ vay để thu hồi nợ; (iv) chất lượng nhân sự quản lý và đội ngũ cán bộ tín dụng thẩm định; (v) đánh giá tổng thể danh mục đầu tư của Chi nhánh nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn; (vi) tình hình nợ xấu và hiệu quả xử lý nợ xấu.

-Tại các chi nhánh Vietcombank, Ban Giám đốc và Phòng hoặc Tổ Kiểm

tra nội bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm sốt trong suốt q trình cho vay. Nội dung của công tác kiểm tra này là đảm bảo tính tuân thủ quy định chế độ, phát hiện rủi ro cụ thể trong từng khâu cho vay, phát hiện rủi ro theo danh mục cho vay cụ thể của Chi nhánh như rủi ro theo KH, mặt hàng cho vay, loại tiền và thời hạn cho vay. Mục tiêu quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là kịp thời phát hiện tại chỗ để có các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa các RRTD tiềm ẩn tại chi nhánh. Đồng thời phối kết hợp với phòng Kiểm tra nội bộ HSC để thực hiện các yêu cầu của bộ phận này nhằm có chỉ đạo kịp thời hạn chế RRTD.

2.3.4. Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank:

Mặc dù Vietcombank đã có những nỗ lực và tiến bộ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực của Basel, nhưng thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)