Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 105 - 109)

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

- NHNN cần nhất quán và sâu sát trong việc yêu cầu các NHTM thực hiện Chính sách Dự phịng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005:

Quyết định 493 yêu cầu các TCTD phải hoàn tất việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, phân loại nợ KH theo phương pháp định tính nhằm làm công cụ quản lý RRTD và trích lập DPRR. Thế nhưng hiện nay đã hơn hai năm kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực, ngoại trừ BIDV và VCB, các NHTM khác đều vẫn đang thực hiện phân loại nợ và xếp hạng KH theo Điều 6 mang tính định lượng. Cùng với các yếu tố kỹ thuật, tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao khi phân loại nợ theo Điều 7 có tính chất định tính. Điều đó ảnh hưởng đến việc trích lập quỹ DPRR và kết quả hoạt động kinh doanh của các NH. Do đó, NHNN cần đưa ra hướng dẫn và quy định thời

gian cụ thể áp dụng Điều 7 và chế tài thích hợp để đảm bảo việc phân loại nợ được cơng bằng giữa các TCTD trên một mặt bằng đánh giá chung.

- Nâng cao chất lượng Thơng tin Tín dụng tạiTrung tâm CIC của Ngân

hàng Nhà nước:

Nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng của ngành NH, theo tác giả Trung tâm CIC của NHNN nên chú ý các vấn đề sau:

 CIC phải cập nhật được sự phân loại KH theo từng khoản nợ, đánh giá theo từng nhóm nợ của KH, chuẩn hóa các quy trình xử lý dữ liệu tự động. Hiện nay, chỉ có CIC mới tập hợp đầy đủ nhất số liệu của KH trên tồn quốc, có quan hệ với các hãng chuyên thu thập và cung cấp thông tin trên thế giới.

 Nội dung thông tin do CIC cung cấp cần đa dạng, mở rộng, khơng nên dừng lại ở các báo cáo tài chính, dư nợ tại các TCTD, tình trạng nợ của KH… mà cần có thêm thơng tin về cơng ty mẹ ở nước ngồi (nếu có), tình hình ngành nghề… để giúp các NHTM thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng và phân loại KH hiệu quả hơn, đồng thời cũng hạn chế RRTD ở mức thấp nhất.

 CIC phải khách quan về độ chuẩn xác và giá trị pháp lý của thông tin, về các khoản nợ của một KH vay tại nhiều TCTD. Thông tin trên CIC cần được cập nhật liên tục hàng ngày để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của các TCTD.

3.3.2. Kiến nghị đốivới Chính phủ

- Hồn thiện các quyđịnh pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của NH và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các NH thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xửlý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởngđến sựlành mạnh tài chính của các NHTM.

- Việc xây dựng XHTD nội bộ tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, XHTD KH (như tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, uy tín) hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một Cơng ty Xếp hạng Tín nhiệm của Vietnamnet được thành lập, tuy nhiên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này chưa hồn thiện, do đó các NHTM chưa thể tham khảo các kết quả của cơng ty này. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài Chính sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Từ thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank trong thời gian vừa qua,ở chương 3 tác giả đã tập hợpcác giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cở sở giải quyếtnhững hạn chế đang diễn ra tại Vietcombank.

Tác giả đã đưa ra các biện pháp hoàn thiện chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ thơng tin tín dụng… Đồng thời, qua đócũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nướcvà Chính phủ một sốvấnđề đểtạo lập một mơi trường kinh doanh và quản trịrủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chínhổn định và bền vững. Sựnỗ lực của Vietcombank cùng với sựhỗtrợcó hiệu quảcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả, góp phần cho sựphát triển nhanh và bền vững của nền kinh tếViệt Nam trong quá trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn cầu, chất lượng tín dụng của Vietcombank đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụhàng đầu của Ban Điều hành và cán bộ Vietcombanktrong giai đoạn hiện nay.

Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam”đã giải quyết được các vấn đề sau :

a) Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng nguyên tắc Basel trong xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM tại Việt Nam.

b) Đề tài đã phân tích vàđánh giá được thực trạngmơ hình quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại Vietcombank, qua đó cho thấy những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung, nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay.

c) Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết đểmơ hình quản trị rủi ro tíndụng của Vietcombank phát huy hiệu quảvà hoàn thiện hơn trong tương lai.

Đề tài được viết trên cơsởkết hợp lý thuyếtvề quản trịrủi ro tín dụng trong kinh doanh NH, cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác tín dụng của tác giả. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, khả năng tiếp cận dữ liệu của NH và hạn chế về mặt kiến thức nên đề tài nghiên cứukhông tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế; tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy, các cô và anh chị đồng nghiệp.

Một lần nữa, tác giả xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế TP.HCM,đặcbiệtlà PGS-TS Trầm Thị Xuân Hươngđã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn tác giả với rất nhiều kiến thứcvà thơng tin thiết thực trong suốt khóa học, cũng như những định hướng trong quá trình thực hiện đề tài này.

Tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Laođộng Xã hội, TP HồChí Minh.

2. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM”.Tạp chíNgân hàng (Số chuyên đề), tr.29-33.

3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm

2005 đến 2009, Báo cáo sơkết hoạtđộng 6 tháng đầu năm 2010 và phương hướng

nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng, XHTD, Báo cáo của UBQLRR, Tài liệu các Hội nghị tập huấn Tín dụng.

5. Peter S.Rose (2004), Quản trịNgân hàng Thươngmại, NXB Tài chính, HN.

6. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”,

Tạp chí Ngân hàng số6 năm 2007.

7. Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier (2006). Credit Scoring for Vietnam’sRetail Banking Market.

8. Nguyễn Đào Tố (2008), Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

9. Vụcác ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (2007),“Quản lý nợxấunguyên tắc Basel vềquản lý nợxấu”, Bản tin Thơng tin Tín dụng của NHNN, số 7đến số 14 năm 2007.

Tiếng Anh

10. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons

Publication.

11. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: a challenge for the

new millennium.

12. Hannie Van Greuning - Sonja Brajovic Bratanovic (1999), Analyzing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)