Hệ thống quy trình/chính sách/cơng nghệ trong hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 47)

Chương 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV

2.3. Thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV

2.3.2.4. Hệ thống quy trình/chính sách/cơng nghệ trong hoạt động tín

khi các ngân hàng thương mại cổ phần cĩ tỷ trọng này phổ biến từ 35% - 50%.

Đồng thời, việc phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV chưa được chú trọng đúng mức

trong khi phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ là định hướng phát triển chính của các ngân hàng thương mại cổ phần.

2.3.2.3. Chất lượng và quản lý rủi ro tín dụng

Về chất lượng tín dụng bán lẻ, trong giai đoạn 2006 – 2008, nhìn chung nợ quá hạn/nợ xấu tăng lên cùng với xu hướng tăng lên về quy mơ tín dụng bán lẻ, tại thời điểm 31/12/2008 là 3% cao hơn so với thời điểm 31/12/2007 là 2.65%, cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của BIDV là 2,75% (theo kiểm tốn quốc tế). Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn 2006 – 2008, tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn tín dụng bán lẻ ổn định

mức 2,6% đến 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung.

Hệ thống BIDV chưa cĩ hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ cho

khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân và hộ gia đình), nên tiêu chí nợ xấu được căn cứ định lượng vào tuổi nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại, được phân loại theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; đồng thời, do chưa cĩ quy chuẩn đánh giá thống nhất uy tín tín dụng, năng lực tài chính của khách hàng nên cũng chưa đưa ra được phương thức quản lý rủi ro tín dụng bài bản, chính sách khách hàng phù hợp.

2.3.2.4. Hệ thống quy trình/chính sách/cơng nghệ trong hoạt động tín dụng bán lẻ lẻ

Trước khi triển khai mơ hình tổ chức mới vào tháng 10/2008, hoạt động tín

dụng tại các chi nhánh trong hệ thống BIDV chưa cĩ sự phân định giữa bán buơn và bán lẻ, việc cấp tín dụng chung đối với tất cả các đối tượng khách hàng chủ yếu

được thực hiện theo các hướng dẫn tại các quy trình tín dụng ngắn, trung, dài hạn,

quy trình bảo lãnh của BIDV và quy định tại Quy chế cho vay theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số

203/QĐ-HĐQT của BIDV cùng hệ thống các văn bản sửa đổi, bổ sung. Hoạt động tín dụng nĩi chung được điều hành theo các cơ chế, chính sách chung và chưa cĩ các quy định riêng, sản phẩm đặc thù cho từng đối tượng khách hàng.

Hiện nay, trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV chủ yếu thực hiện theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/08/2008 và Quyết định số 4072/QĐ-

PTSPBL1 ngày 15/07/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong đĩ bao gồm một số sản phẩm: (i) Cho vay cán bộ cơng nhân viên; (ii) Thấu chi tài khoản tiền gửi; (iii) Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; (iv) Cho vay ơ tơ phục vụ nhu cầu tiêu dùng; (v) Cho vay đi du học; (vi) Cho vay cán bộ cơng nhân viên mua cổ phiếu phát hành lần đầu trong các Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hố; (vii) Cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc tại nước ngồi.

Bên cạnh đĩ, BIDV cũng cĩ quy định về một số sản phẩm đặc thù khác như: Cho vay bảo lãnh đối với hệ thống phân phối của Cơng ty TNHH thương mại dịch vụ G7 (Quyết định số 7797/CV-TD3); Cho vay hộ dân chuyển nhượng vườn cà phê (Quyết định số 6555/CV-TD3); Cho vay, chiết khấu giấy tờ cĩ giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn (Quyết định số 2455/QĐ-TD3); Cho vay cĩ bảo đảm bằng cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ cĩ giá do BIDV phát hành (Quyết định số 2562/QĐ-TD3).

Theo đĩ, quy trình tín dụng bán lẻ đã được tách riêng khỏi quy trình tín dụng doanh nghiệp và cải tiến theo hướng đơn giản hố thủ tục, rút ngắn thời gian giao

dịch với khách hàng. Các sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho đối tượng khách hàng tín dụng bán lẻ, bước đầu cĩ xây dựng quy định riêng cho một số sản phẩm

đặc thù.

Theo mơ hình cấp tín dụng mới, các khâu trong chu trình xử lý tín dụng (đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay) được tách bạch rõ ràng hơn, tăng cường tính độc lập, minh bạch và an tồn trong hoạt động tín dụng.

Tại BIDV hiện đang sử dụng hệ thống ngân hàng tích hợp của nhà thầu

Silverlake – SIBS, cho phép ngân hàng quản lý tập trung các số liệu, dữ liệu về thơng tin khách hàng, lãi suất, tiền vay, tiền gửi, bảo lãnh… cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý tín dụng. Tuy nhiên, cấu phần thống kê, nhằm đánh giá kết quả theo từng dịng sản phẩm hiện nay cơng nghệ chưa đáp ứng, chủ yếu thực hiện thủ cơng tại

chính sách và yêu cầu bán hàng thực tế, khĩ khăn trong việc đánh giá chính xác kết quả, cải tiến sản phẩm và xây dựng kế hoạch bán hàng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)