Mở rộng đối tượng áp dụng lãi suất thoả thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 86)

Chương 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV

3.3. Một số giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV

3.3.2.5. Mở rộng đối tượng áp dụng lãi suất thoả thuận

Để đảm bảo tương quan cung cầu về vốn thị trường, đưa ra những tín hiệu đúng để phân bổ cho các nguồn lực, khai thơng nguồn vốn trong nền kinh tế, tránh

những tác động cứng của việc điều chỉnh tăng/giảm lãi suất cơ bản, và trần lãi suất cho vay do bị gắn chặt với quy định của Bộ luật Dân sự, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thơng tư 01/2009/TT-NHNN, ngày 23/01/2009, cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất thoả thuận, vượt quá 150% lãi suất cơ bản, đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Theo Thơng tư 01/2009/TT-NHNN, lãi suất thoả thuận chỉ được áp dụng cĩ

giới hạn, khơng được áp dụng cho mọi mục đích vay vốn bán lẻ hợp pháp. Trong thực tế, các nhu cầu tín dụng bán lẻ khác cũng cĩ chi phí vốn cao, đồng thời chi phí của ngân hàng cho hoạt động tín dụng bán lẻ và phần bù rủi ro cao, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng đối tượng áp dụng lãi suất thoả thuận đối với: các nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khốn, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản...

Kết luận chương 3

Xuất phát từ những cơ sở lý luận chung nhất về tín dụng và tín dụng bán lẻ, từ

đĩ phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV trong mối quan hệ tổng

thể hoạt động tín dụng tại BIDV và so sánh với các ngân hàng thương mại Việt

Nam khác. Kết hợp với những bài học kinh nghiệm về phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới và những rủi ro tín dụng trong cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay dưới chuẩn và khủng hoảng thẻ tín dụng dưới giác độ tín dụng bán lẻ, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV, trong

chiến lược trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam. Với mục tiêu đĩ, tác giả đề xuất các 2 nhĩm giải pháp, đĩ là nhĩm giải pháp cụ thể cho mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ và quản lý chất lượng tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại BIDV; và nhĩm giải pháp hỗ trợ, là các ý kiến, kiến nghị cơ quan các cấp hồn thiện một số điều kiện nhằm thúc đẩy

hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV nĩi riêng và các ngân hàng thương mại nĩi

KẾT LUẬN

Việt Nam, với dân số trên 85 triệu người, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức thu nhập của dân cư ngày càng tăng, đồng thời với sự lớn mạnh về số lượng và chất lương của khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng cĩ vai trị và đĩng gĩp quan trọng cho nền kinh tế, đây thực sự là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương

mại trong và ngồi nước. Yêu cầu phát triển ngân hàng bán lẻ là phù hợp thực tế khách quan, các ngân hàng sẽ cĩ thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và cĩ khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay chiếm ưu thế trong lĩnh vực bán lẻ, và càng gay gắt khi cĩ sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi, địi hỏi BIDV, với truyền thống của ngân hàng bán buơn, cần thiết phải cĩ những thay đổi cơ bản về tư duy và

đầu tư chiều sâu đồng bộ trên tất cả các mặt cho định hướng trở thành ngân hàng

bán lẻ hàng đầu, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước.

Trước năm 2008, tồn bộ hoạt động tín dụng của BIDV được thực hiện theo

một quy chuẩn chung dựa trên yêu cầu quản lý rủi ro của ngân hàng, khá bài bản, từ quy trình nghiệp vụ đến chính sách khách hàng, cách thức bán hàng, được xây dựng chủ yếu phục vụ yêu cầu cấp tín dụng truyền thống, chủ yếu cho các tổng cơng ty, doanh nghiệp Nhà nước, cơng ty cổ phần và các doanh nghiệp khác. Các hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng nhỏ, lẻ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân và hộ gia đình được thực chung theo các quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng và bảo lãnh, khá rườm rà và mất thời gian. Nĩi chung, các hoạt động tín dụng bán lẻ

phát triển tự phát dựa trên các mối quan hệ, nền khách hàng và mạng lưới sẵn cĩ, chưa cĩ một định hướng, kế hoạch, chiến lược khai thác mảng sản phẩm này một

cách bài bản, nhằm khai thác tiềm lực sẵn cĩ, đa dạng khách hàng, tăng hiệu quả và phân tán rủi ro.

Từ thực tế đĩ, tác giả chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV”, qua đĩ đánh giá lại thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV trên từng khía cạnh, so sánh các ngân hàng thương mại khác, kết hợp với nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các ngân hàng cĩ bề bày bán lẻ trên thế giới đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm gĩp phần phát triển mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ nĩi riêng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nĩi chung tại BIDV.

Để trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, trước hết BIDV

cần thiết xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đĩ xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các giải pháp, biện pháp, lộ trình thực hiện và tổ chức thực hiện cụ thể nhằm thực hiện thành cơng định hướng

1. TS Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

2. GS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

3. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất

bản Thống kê

4. Tạp chí Ngân hàng (2008 – 2009)

5. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ (2008 – 2009) 6. Báo cáo thường niên NHNN (2004 – 2008)

7. Các website tham khảo:

- Website Thời báo kinh tế Việt Nam : http://www.vneconomy.com.vn - Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn - Website Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM: http://www.ueh.edu.vn

- Website Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam:http://www.bidv.com.vn - Website của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)