Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiền tệ việt nam (Trang 40 - 43)

1.2. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA MỘT

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.2.1. Ngân hàng Trung ương Nhật áp dụng và duy trì lãi suất cơ bản thấp để chống giảm phát. Vì giảm phát cĩ yếu tố tiêu cực ở chổ khiến người tiêu dùng trì hỗn mua sắm, làm kinh tế trì trệ, tăng thất nghiệp. Giảm lãi suất tạo động lực cho nền kinh tế suy yếu, giúp ổn định giá cả, đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội, nhằm cung cấp khoản vay khơng giới hạn cho các chủ thể kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khơng thể giảm sâu mức lãi suất cơ bản ngay trong tình hình suy thối kinh tế, cũng như hệ thống ngân hàng thương mại khơng thể định đoạt mức lãi suất kinh doanh tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo đánh giá rủi ro của riêng họ do bị hạn chế bởi một điều luật dân sự là những trở ngại khơng nên cĩ cho việc thực thi một chính sách tiền tệ hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bình thường hoặc đương đầu với suy thối kinh tế trong điều kiện khủng hoảng như năm 2009. Lãi suất cơ bản, một cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ vĩ mơ, khơng thể được sử dụng để tính tốn và điều chỉnh các quan hệ vay mượn dân sự

1.2.2.2. Ở Thái Lan, cơng cụ OMO đang trong giai đoạn phát triển và hồn thiện.

Tuy cơng cụ này được sử dụng phổ biến trong thực thi CSTT nhưng khơng thể giải quyết được tất cả các tình huống của thị trường. Chính vì vậy, BOT đã lựa chọn các cơng cụ khác như swap, tỷ giá, lãi suất để phối hợp sử dụng. Về các loại hàng hố giao dịch trên thị trường mở, nhìn chung tất cả các quốc gia đều xem các loại chứng khốn của Chính phủ như tín

phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu NHTW là các loại hàng hố chủ yếu trong các giao dịch OMO. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì các loại GTCG này nhìn chung cĩ thời hạn ngắn, cĩ khối lượng đủ lớn để NHTW cĩ thể can thiệp và cĩ tính thanh khoản cao. Bên cạnh đĩ, một số loại GTCG của các doanh nghiệp lớn, cĩ uy tín, đã được niêm yết trên thị trường chứng khốn hoặc được Bộ Tài chính bảo lãnh cũng được phép giao dịch. Đối với Thái Lan, do nhiều trái phiếu Chính phủ được thanh tốn trước hạn nên BOT đã mở rộng sang sử dụng các loại GTCG khác và tự phát hành tín phiếu NHTW để giao dịch. Như vậy, việc lựa chọn và quyết định chủng loại hàng hố cho giao dịch thị trường mở tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Tuy nhiên, các loại chứng khốn của Chính phủ vẫn là hàng hố chủ yếu và khơng thể thiếu tại bất kỳ một quốc gia nào. Các loại GTCG do các doanh nghiệp phát hành cũng cĩ thể được giao dịch nếu như đủ uy tín và cĩ tính thanh khoản cao. Cịn nếu thị trường tài chính chưa thực sự phát triển như trong trường hợp của Thái Lan thì NHTW sẽ mở rộng các đối tác giao dịch nhằm tăng cường khả năng tác động tới thị trường.

1.2.2.3. Đối với thương phiếu ở thị trường tiền tệ Mỹ, đây là cơng cụ hoạt động của tín dụng thương mại được các tổ chức kinh tế Mỹ sử dụng rất phổ biến. Nhờ vào tính chất lưu thơng, thương phiếu đã trở thành một cơng cụ lưu thơng tín dụng thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và gĩp phần ổn định tiền tệ. Thương phiếu là loại tài sản đảm bảo chắc chắn khi ngân hàng nhận chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố. Thương phiếu bổ sung hàng hố cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt cơng tác điều hồ khối tiền trong lưu thơng. Thơng qua thương phiếu , FED cung ứng vốn cho các tổ chức kinh tế trong xã hội nhằm giúp họ vực dậy sau cuộc khủng khoảng kinh tế vừa qua. Đây là động thái của FED giúp các nhà đầu tư lấy lại niềm tin vào thị trường Thương phiếu. Ở Việt Nam, thương phiếu

tuy được triển khai tại thị trường tiền tệ nhưng khơng được sử dụng rộng rãi và phổ biến . NHNN cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đến các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu nhằm đa dạng hĩa hàng hĩa trên thị trường mở

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là chương đầu tiên của Luận văn đề cập một số vấn đề chung về Thị trường tiền tệ, giới thiệu về các khái niệm, cơng cụ, chủ thể tham gia thị trường cùng với các nghiệp vụ phát sinh trên thị trường tiền tệ . Ngồi các lý luận chung về thị trường tiền tệ , nội dung của chương cịn giới thiệu qua tiến trình hội nhập kinh tề quốc trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng . Bên cạnh đĩ, Chương 1 cịn nêu ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trường tiền tệ và những kinh nghiệm hoạt động thị trường tiền tệ của một số nước trên thế giới nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc đánh giá thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập ở các Chương sau

CHƯƠNG 2 :

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiền tệ việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)