Kinh nghiệm tại ngân hàng thương mại ở các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 30 - 32)

Tại Thụy Điển

Thụy Điển là một nước có lịch sử phát triển lâu đời. Hoạt động Ngân hàng của nước này đã qua nhiều lần cải cách và đã có một hệ thống thanh tốn tiên tiến. Để làm tốt và thúc đẩy dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán truyền thống và áp dụng các phương thức thanh tốn mới khi mà nền tảng cơng nghệ đã cho phép như:

Việc phát triển một hệ thống thanh tốn an tồn và hiệu quả là một trong hai mục tiêu quan trọng của ngân hàng Trung Ương Thụy Điển. Chính vì vậy, hệ thống thanh tốn tức thời của Risksbank hay còn gọi là hệ thống RIX được coi là cốt lõi của hệ thống thanh toán ở Thụy Điển. Cũng giống như nguyên tắc thanh toán của hệ thống tổng tức thời của các nước khác trên thế giới, hệ thống RIX cho phép xử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực tế phát

sinh chuyển tiền, có nghĩa là các giao dịch thanh tốn được xử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển tiền một, vốn sẽ được chuyển trực

tiếp giữa các tài khoản của các thành viên RIX mở tại Risksbank để chuyển đến tài khoản khách hàng.

Cơ sở hạ tầng hoạt động của hệ thống RIX là dựa trên mạng SWIFT, điều này có nghĩa là tất cả các ngân hàng thành viên kết nối với hệ thông RIX thông qua mạng SWIFT. Để đảm bảo hệ thống RIX hoạt động được thông suốt, đáp ứng được yêu cầu hệ thống hoạt động 99,9%/năm (có nghĩa là một năm hệ thống chỉ được

phép sự cố trong hai giờ), ngân hàng Trung Ương Thụy Điển phải xây dựng một hệ thống dự phòng RIX-online. Hệ thống này do một công ty viển thông của Thụy

Điển đảm trách.

- Xây dựng hệ thống thanh toán giá trị thấp – hệ thống Bankgiro (BGC)

Tại Bankgiro có hai hệ thống thanh tốn bù trừ: hệ thống thanh tốn bù trừ các cơng cụ bán lẻ (Bankgiro) và hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu (Dataclearing).

Hệ thống Bankgiro là hệ thống thanh toán bù trừ các công cụ bán lẻ. hệ thống này được sở hữu bởi bốn ngân hàng thương mại trong nước lớn nhất của Thụy Điển và chịu sự giám sát của ngân hàng Trung Ương Thụy Điển. Bankgiro có nhiệm vụ tiếp nhận các lệnh thanh toán từ các ngân hàng thành viên hoặc trực tiếp từ khách hàng (có mã Bankgiro), kiểm tra khả năng chi trả của khách hàng (nếu tiếp nhận trực tiếp), tính tốn kết quả bù trừ, gửi kết quả bù trừ đến hệ thống RIX để thực hiện việc quyết toán, gửi kết quả bù trừ và lệnh thanh toán đến các ngân hàng thành viên và khách hàng. Hiện tại, có 18 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó có 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. BGC tiến hành 28 lần tính tốn kết quả thanh tốn bù

trừ trong ngày, trong đó có 14 lần cho các giao dịch công cụ bán lẻ, 4 lần cho bù trừ dữ liệu, 10 lần cho các giao dịch khác như giao dịch tiền mặt, văn phịng nợ quốc gia, thanh tốn thẻ,…

Hệ thống Dataclearing do Hiệp hội Ngân hàng Thụy Điển sở hữu và được phát triển dựa trên hệ thống thanh toán bù trừ séc cũ. Việc xử lý và vận hành hệ thống Dataclearing do Bankgiro thực hiện. Hệ thống Dataclearing chỉ xử lý các giao dịch thanh tốn cá nhân như thanh tốn hóa đơn điện, nước, điện thoại, lương, … và các giao dịch thanh toán cho khách hàng khơng có mã Bankgiro. Hệ thống Dataclearing thực hiện nhiệm vụ là tiếp nhận lệnh thanh toán từ khách hàng, kiểm tra số dư tài khoản, tính tốn kết quả bù trừ, gửi kết quả bù trừ cùng các lệnh thanh tốn đến các

đơn vị có liên quan. Cũng giống như hệ thống Bankgiro, việc quyết toán và thanh

toán kết quả bù trừ của hệ thống Dataclearing sẽ thực hiện tại ngân hàng Trung

Ương Thụy Điển.

- Hệ thống thanh toán thẻ: hiện tại, ở Thụy Điển tất cả các máy thanh toán thẻ

đều do hai công ty NCR và Simen cung cấp. Việc phát hành các loại thẻ ngân hàng ở Thụy Điển đều dựa trên cơ sở dịch vụ đại lý của cơng ty Visacard và Mastercard.

Tồn bộ các giao dịch về thanh toán thẻ tại Thụy Điển đều do được xử lý qua một trung tâm chuyển mạch thẻ (CEKAB). CEKAB do bốn ngân hàng thương mại lớn của Thụy Điển sở hữu. Hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ tại Thụy Điển đang trong quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng thẻ từ sang thẻ chip (theo chuẩn VNP). Việc sử dụng thẻ chip nâng cao tính bảo mật, an tồn hơn đối với chủ thẻ.

Bên cạnh việc đầu tư công nghệ cho thanh toán, để phát triển dịch vụ thanh toán, Thụy Điển còn rất chú trọng đến việc kiểm tra hệ thống máy móc trang thiết bị cũng như cơng tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, đi đôi với đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo được thói quen thanh tốn qua ngân hàng cho người dân và các thành phần kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)