2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại BIDV HCM
2.2.1.2 Dịch vụ thanh toán séc
Bảng 2.5: Số lượng séc BIDV do BIDV HCM phát hành năm 2006-2009
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 07/06 08/07 09/08 Số lượng séc phát hành (tờ) 22,506 24,765 25,689 26,787 10.04% 3.73% 4.27% Doanh số thanh toán
séc (tỷ đồng) 1,296 1,857 1,945 1,976 43.29% 4.74% 1.59%
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ của BIDV HCM 2006-2009)
Số lượng séc BIDV do BIDV HCM phát hành và doanh số thanh toán séc tăng nhẹ qua các năm. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng sử dụng séc để lĩnh tiền mặt tại ngân hàng mà thơi. Chỉ có một vài khách hàng là doanh nghiệp sử dụng séc do BIDV HCM phát hành dùng để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ. Qua đó cho thấy, nhu cầu sử dụng tiền mặt trong dân chúng còn tương đối lớn và dịch vụ thanh toán séc vẫn chưa được đẩy mạnh tại BIDV HCM.
Doanh số thanh toán séc nhờ thu cũng tăng trưởng nhẹ bình quân qua các năm khoảng 10%. Doanh số hoạt động này tăng chủ yếu là do sự tăng trưởng của
dịch vụ nhờ thu séc du lịch.
Bảng 2.6: Doanh số séc du lịch nhờ thu năm 2006-2009
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 07/06 08/07 09/08 Doanh số séc du lịch nhờ thu (USD) 221,534 243,643 268,860 299,348 9.98% 10.35% 11.38%
2.2.1.3 Dịch vụ thanh toán hộ lương
Bảng 2.7: Doanh số thanh toán hộ lương của BIDV HCM năm 2006-2009
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 07/06 08/07 08/07 Số Doanh nghiệp thanh toán 64 117 151 185 82.81% 29.06% 22.52% Số món thanh tốn 195,831 212,087 218,213 367,846 8.30% 2.89% 68.57% Số tiền thanh toán
(tỷ đồng) 653 784 800 912 20.06% 2.04% 15.25%
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ của BIDV HCM 2006-2009)
Dịch vụ thanh toán hộ lương đã được BIDV HCM chú trọng từ khi triển khai Hiện đại hóa năm 2004. Doanh số thanh tốn hộ lương tăng đáng kể qua các năm 2006-2009. Năm 2009, số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán hộ lương tại BIDV HCM đạt đến 185 công ty với doanh số thanh toán tăng 15,25% so với năm
2008. BIDV HCM cịn là ngân hàng đi đầu trong cơng tác triển khai chỉ thị
20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ “V/v trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lượng từ NSNN” tại BIDV, đã chủ động tiếp cận
với các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho những người lao động nhận lương qua tài khoản. Đến cuối
31/12/2009, BIDV HCM đã ký được hợp đồng thanh toán hộ lương với 23 công ty thuộc đối tượng hưởng lương từ NSNN với doanh số thanh toán trong năm đạt
45,78 tỷ đồng. Kết quả trên đã thể hiện sự đóng góp của BIDV HCM vào việc
chung tay với Chính phủ giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.
2.2.1.4 Dịch vụ thanh toán thẻ
Về số lượng thẻ BIDV do BIDV HCM phát hành
Cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam, BIDV HCM có sự tăng trưởng thẻ ghi nợ đáng kể qua các năm, cụ thể như sau:
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ tại BIDV HCM năm 2004-
2009
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên BIDV HCM các năm 2004-2009)
Năm 2004, lượng thẻ do toàn hệ thống BIDV phát hành còn rất khiêm tốn chỉ ở con số 45,000 thẻ ATM, trong đó BIDV HCM phát hành được 1,323 thẻ ATM vì lúc này, dịch vụ thẻ mới ra đời và tiện ích cịn hạn chế, gần như chỉ có chức năng rút tiền. Năm 2005, dịch vụ thẻ ghi nợ của BIDV có nhiều chuyển biến tích cực, 03 thương hiệu thẻ ghi nợ ra đời kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi và máy ATM thực hiện được nhiều chức năng hơn. Vì thế lượng thẻ ghi nợ BIDV do BIDV HCM phát hành năm 2006 đã phát triển tăng theo cấp số nhân hơn gấp 8 lần năm 2005. Năm 2009, số lượng thẻ ghi nợ mà BIDV HCM phát hành đạt mức 88,000 thẻ, chiếm 2,93% số thẻ phát hành trong hệ thống. Sở dĩ là do năm 2009, BIDV HCM đã tiếp thị được thêm 34 công ty sử dụng thanh tốn hộ lương và có phát hành thẻ ghi nợ cho cán bộ nhân viên của các công ty này.
Bảng 2.8: Thị phần thẻ ghi nợ BIDV do BIDV HCM phát hành so với toàn hệ thống giai đoạn 2004-2009 Số thẻ ghi nợ 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Do BIDV HCM phát hành (Đơn vị: thẻ) 1,323 4,569 39,477 54,612 63,609 88,000 Do toàn hệ thống BIDV phát hành (Đơn vị: Thẻ) 45,000 293,000 600,000 1,050,000 2,000,000 3,000,000 Tỉ trọng thẻ ATM do BIDV HCM phát hành/Toàn hệ thống BIDV 2.94% 1.56% 6.58% 5.20% 3.18% 2.93%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên BIDV HCM các năm 2004-2009)
Mặc dù tham gia muộn màng hơn các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế, nhưng từ tháng 04/2009, BIDV đã phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa với chương trình khuyến mãi “Mùa hè tuyệt vời cùng BIDV Precious”. Đến thời điểm 31/12/2009, toàn hệ thống BIDV đã phát hành được 2500 thẻ và BIDV
HCM đã phát hành được 188 thẻ tín dụng Visa Gold, chiếm 7,52 % so với tồn hệ thống.
Về doanh số thanh tốn thẻ BIDV
Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ và tiện ích đi kèm, doanh số thanh tốn thẻ cũng gia tăng đáng kể thể hiện như sau:
Bảng 2.9: Doanh số thanh toán thẻ của BIDV HCM 2006-2009
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Số lượng giao dịch qua ATM 682,510 907,988 1,257,022 1,392,403 Số lượng giao dịch rút tiền trên
ATM 408,695 553,426 775,618 880,637 Doanh số rút tiền (tỷ đồng) 373.57 564.34 972.10 1,045
Tỷ lệ số giao dịch rút tiền trên
ATM/Số giao dịch qua ATM 59.88% 60.95% 61.70% 63.25%
(Nguồn: Báo cáo thanh toán thẻ BIDV HCM 2006-2009)
Số lượng giao dịch qua ATM của BIDV HCM tăng qua các năm. Con số tăng
ấn tượng nhất là từ năm 2006 với số lượng giao dịch qua ATM tại BIDV HCM chỉ
có 682.510 giao dịch. Nhưng đến năm 2009, con số này đã tăng lên gấp đơi. Có được con số này, phần lớn là do năm 2007 BIDV HCM đẩy mạnh tiếp thị đến các
công ty, doanh nghiệp dịch vụ thanh toán hộ lương và phát hành thẻ BIDV. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trong tổng số giao dịch qua các máy ATM do BIDV HCM quản lý chủ yếu giao dịch rút tiền mặt với tỷ lệ số giao dịch rút tiền mặt tại các máy ATM trên tổng số giao dịch qua máy ATM do BIDV HCM quản lý chiếm 63,25% trong năm 2009. Doanh số thanh tốn hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và chuyển khoản từ thẻ là rất ít. Hiện tại, số lượng máy ATM do BIDV HCM quản lý lên đến 61 máy. Do lượng máy lắp đặt rải rác khắp nơi nên công tác
điều quỹ hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn. Mỗi lần tiếp quỹ cho các máy ATM,
chi nhánh BIDV HCM ít nhất có hai bộ phận gồm Thủ quỹ và Kiểm soát viên với 500 triệu đồng/lần tiếp quỹ. Bình quân mỗi ngày phải tiếp quỹ 6 máy/buổi/ngày, đặc biệt vào những thời điểm nghỉ lễ hoặc Tết phải tăng cường thêm đội ngũ tiếp
quỹ.
Thực tế trên khơng riêng gì xảy ra với BIDV HCM mà cả với những ngân hàng bạn, hệ thống ATM mà các ngân hàng đầu tư tốn nhiều chi phí. Nếu khách hàng chỉ sử dụng chức năng rút tiền mặt tại các máy ATM thì ngân hàng khó có lãi. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải khai thác tối đa các chức năng của nó như thanh toán, chuyển khoản, yêu cầu sao kê tài khoản,… để tăng thu phí dịch vụ
ATM. Ở các nước phát triển, các ATM gần như trở thành một ngân hàng thu nhỏ, có khả năng phục vụ 24/24 với hơn 30 chức năng khác nhau.
Dịch vụ ATM
Từ khi mới gia nhập vào thị trường, thẻ BIDV chủ yếu cung cấp dịch vụ rút tiền tại các máy rút tiền tự động ATM. Đến nay, thẻ BIDV đã phát triển không
ngừng và cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn, đặc biệt là khả năng có thể gửi tiền
một nơi, rút nhiều nơi, khả năng 1 thẻ liên kết được tối đa 8 tài khoản của khách
hàng mà các tài khoản này sẽ hiện lên màn hình ATM khi giao dịch và thời gian phục vụ 24/24 với mạng lưới ngày càng mở rộng. Các dịch vụ trên máy ATM như sau:
• In sao kê rút gọn (cho phép in ra 10 giao dịch Nợ/Có gần nhất theo số tài khoản của khách hàng)
• Rút tiền
• Kiểm tra số dư, tra cứu thông tin về tỷ giá, lãi suất BIDV
• Chuyển khoản giữa các tài khoản của cùng chủ thẻ hoặc chuyển vào tài khoản của người thứ ba trong cùng hệ thống BIDV
• Yêu cầu phát hành sổ séc (khách hàng sẽ nhận sổ séc qua đường bưu điện hoặc tại chi nhánh mở tài khoản của BIDV)
• Yêu cầu in sao kê
• Yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản thanh toán vào tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng được tính lãi suất theo kỳ hạn tương đương ngay tại thời điểm yêu cầu qua thẻ BIDV. Dịch vụ này giúp khách hàng tối đa hóa được lợi ích nhanh
chóng, khách hàng có thể gửi tiết kiệm 24/7. Đây là tiện ích BIDV đã trang bị tương
đối sớm trên thị trường (trước Agribank, Vietinbank và mốt số NHTMCP nhỏ).
• Thanh tốn hóa đơn: hiện nay BIDV thỏa thuận với hãng hàng khơng
Jetstar để thanh tốn vé máy bay.
Các dịch vụ trên đây chỉ là chức năng cơ bản của ATM mà hầu như ngân hàng nào khi đầu tư cũng có thể trang bị được. Tuy nhiên, những dịch vụ phù hợp với
như dịch vụ thanh toán tiền điện thoại, thanh toán tiền điện, nhận tiền gửi từ máy
ATM, chưa kết nối được nhiều thương hiệu thẻ quốc tế khác ngoài Visa. Ngoài ra, BIDV HCM chưa có chính sách chăm sóc, theo dõi, đánh giá hiệu quả của dịch vụ ATM.
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng cá nhân BIDV HCM giai đoạn 2006-2009
Số lượng khách hàng Tăng trưởng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 07/06 08/07 09/08
Số lượng khách hàng cá
nhân 29,709 40,677 42,500 48,234 36.92% 4.48% 13.49%
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ của BIDV HCM 2006-2009)
Hình 2.2: Biểu đồ khách hàng cá nhân tại BIDV HCM giai đoạn 2006-2009
Đơn vị: Tài khoản
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ của BIDV HCM 2006-2009)
Số lượng khách hàng cá nhân tăng liên tục trong giai đoạn từ 2006 đến nay,
đặc biệt là năm 2009 đạt 48,234 khách hàng, tăng 13,49% so với năm 2008, trong đó đại bộ phận là khách hàng cá nhân trong nước. Tuy nhiên, do mục đích sử dụng
tài khoản của cá nhân chủ yếu để nhận lương và sử dụng thẻ ATM nên số dư trên tài khoản của các khách hàng cá nhân này không nhiều. Số lượng khách hàng cá nhân duy trì số dư lớn trên tài khoản rất ít vì phần lớn khách hàng chuyển sang gửi tiết
kiệm với lãi suất cao hơn. Lượng khách hàng cá nhân có số dư tài khoản trên 5 triệu
đồng chỉ chiếm khoảng 22,16% trên tổng số khách hàng cá nhân, trong khi khách
hàng cá nhân có số dư tài khoản nhỏ hơn 1 triệu đồng chiếm trên 64,27%. Do vậy, nguồn huy động vốn giá rẻ từ khách hàng cá nhân là không ổn định và không nhiều.
Hoạt động POS:
Chi nhánh mới triển khai hoạt động POS từ đầu năm 2008. Đến thời điểm
31/12/2009, chi nhánh đã lắp đặt 98 POS và có 51 ĐVCNT. Theo kế hoạch BIDV TW giao năm 2009, chi nhánh phải phát triển 60 ĐVCNT và 120 máy POS. Tuy nhiên cho đến nay, Chi nhánh vẫn chưa tìm kiếm và lắp đặt thêm máy POS hay ĐVCNT nào, các ĐVCNT cũ ngày càng giảm. Trong số 98 máy POS chi nhánh lắp đặt nêu trên, chỉ có 42 máy POS có doanh số trên 1 triệu đồng, cịn lại 30 máy POS
hầu như không phát sinh giao dịch trong năm 2009. 2.2.1.5 Dịch vụ thanh toán Homebanking
Dịch vụ thanh toán Homebanking được BIDV HCM triển khai từ tháng 06/2005, nhưng đến nay chỉ có một khách hàng duy nhất tham gia. Đó là khách
hàng Ngân hàng Cổ phần Nam Việt, với doanh số thanh tốn bé và số món chuyển tiền cũng ít. Sở dĩ như vậy có thể là do khách hàng có thói quen giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Bảng 2.11: Doanh số thanh toán Homebanking của BIDV HCM 2006-2009
Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 07/06 08/07 09/08
Doanh số thanh toán
(tỷ đồng) 93 150 187 195 61.29% 24.67% 4.28% Số món thanh tốn 86 137 180 178 59.30% 31.39% -1.11%
(Nguồn: Báo cáo dịch vụ của BIDV HCM 2006-2009)
2.2.1.6 Dịch vụ thanh toán chứng khoán trực tuyến BIDV@Securities
Đây là dịch vụ mà BIDV HCM có thể thu hút được một nguồn huy động vốn
giá rẻ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy vậy, từ khi triển khai dịch vụ này tháng 9/2008 đến nay, BIDV HCM chỉ có kết nối thành cơng thanh tốn chứng khốn trực tuyến với một cơng ty chứng khốn duy nhất trực
thuộc hệ thống BIDV. Đó là Cơng ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong khi đó, các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV đã kết nối thành công với 9 cơng ty chứng khốn khác ngồi hệ thống BIDV.
2.2.1.7 Dịch vụ Vn-Topup
VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng. Dịch vụ này được triển khai tại BIDV HCM từ đầu năm 2009 đến nay. Tính đến
31/12/2009, có 486 khách hàng tham gia dịch vụ này.
2.2.1.8 Dịch vụ DirectBanking
Dịch vụ thanh toán Directbanking đến nay chỉ dừng lại ớ việc truy vấn số dư, thông báo lãi suất,… nhưng chưa thực hiện được dịch vụ chuyển tiền thanh tốn
tiền hàng hóa, dịch vụ.
2.2.2 Thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán tại BIDV
HCM
Qua số liệu tại bảng 2.12 cho thấy các sai sót trong hoạt động thanh tốn là
khơng đáng kể. Các lỗi sai sót khơng mang tính chất trọng yếu như hạch tốn sai số tiền, hạch tốn báo có sai đơn vị hưởng hoặc hạch tốn trích nợ sai tài khoản người chuyển. Tỷ lệ lỗi tác nghiệp trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nước so với tổng thể các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nước tại BIDV HCM năm 2009 là rất nhỏ (23 lỗi tác nghiệp /1.350.000 giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nước trong năm 2009). Sở dĩ như vậy là do BIDV HCM áp dụng đúng theo quy trình trong hoạt động thanh toán trong nước và áp dụng đúng theo quy trình ISO. Dấu hiệu rủi ro tác nghiệp trong hoạt động thanh tốn
khơng dùng tiền mặt trong nước tại BIDV HCM năm 2009 là thấp bởi vì:
- Điểm khả năng xảy ra rủi ro = 0,875 (# 7 điểm/8 loại lỗi tác nghiệp trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nước).
- Điểm ảnh hưởng = 0 ( do thực tế khơng có xảy ra tổn thất trong quá trình tác nghiệp thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nước).
Bảng 2.12: Báo cáo các lỗi tác nghiệp trong hoạt động thanh toán trong
nước của BIDV HCM năm 2009 S
T T
Các lỗi tác nghiệp trong hoạt
động thanh tốn khơng dùng
tiền mặt trong nước
Đơn vị tính Số lần vi phạm Nguyên nhân Ghi chú
1 Thiếu chữ ký giao dịch viên Lần 3 Sơ sót Đã khắc phục
2 Thiếu chữ ký kiểm soát Lần 5 Sơ sót Đã khắc phục
3 Thiếu con dấu và chữ ký của khách hàng
Lần 0
4 Báo có sai tài khoản đơn vị
hưởng
Lần 0
5 Thu phí sai quy định Lần 15 Sơ sót Đã khắc phục
6 Thực hiện giao dịch thanh toán khơng có lệnh của khách hàng
Lần 0
7 Hạch toán sai số tiền Lần 0
8 Số lượng giao dịch viên có nhiều hơn 03 giao dịch hủy trong ngày, thực hiện giao dịch hủy sau 1giờ giao dịch
Số lượng giao dịch viên
0
Bảng 2.13: Báo cáo các dấu hiệu rủi ro trong hoạt động thanh toán trong nước
tại BIDV HCM năm 2009