Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cơng dân về nghĩa vụ nộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thuế giá trị gia tăng trong ổn định và phát triển kinh tế việt nam (Trang 73 - 76)

5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

3.4 Các giải pháp hỗ trợ

3.4.5 Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cơng dân về nghĩa vụ nộp

nộp thuế, khi mua hàng phải lấy hĩa đơn.

Thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và bằng nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, giáo dục các đối tượng nộp thuế, biết đầy đủ chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức, tự giác

chấp hành nghiêm chỉnh Luật thuế đã ban hành.

Hình thành và phát triển mạng lưới tư vấn thuế cơng cộng, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế tốn thuế nhằm hướng dẫn đầy đủ kịp thời các thủ tục kê

khai, tính thuế, quyết tốn thuế, đồng thời hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt cơng tác kế tốn, quản lý chặt chẽ hĩa đơn chứng từ, từ đĩ giảm thiểu những sai sĩt khơng cố ý, bảo đảm hạch tốn đúng kết quả kinh doanh, xác định đúng nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước.

Cần loại bỏ quan điểm cho rằng dân chúng biết càng nhiều về thuế càng khĩ thu. Hiểu biết về thuế khơng chỉ là nghĩa vụ mà cịn là quyền lợi của người dân. Hệ thống thuế dù hồn hảo nhưng khơng ai biết và hiểu thì cũng khơng thể được thực thi hiệu quả. Chính sự hiểu biết tường tận của dân chúng về thuế càng tạo mối thơng cảm giữa người thu thuế và người nộp thuế, thức là hành thu thuế càng dễ dàng, và gĩp phần ngăn chặn hiệu quả mọi hiện tượng nhũng nhiễu của cán bộ thuế.

Đưa giáo dục thuế vào phần giáo dục ý thức cơng dân ở bậc phổ thơng với bản

chất thuế là tiền do dân đĩng gĩp để phục vụ lợi ích cộng đồng. Ví dụ: một trong các tiêu chuẩn cơ bản để trở thành cơng dân tốt là phải hồn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp

Thơng qua các chương trình truyền hình cĩ thể được phát sĩng dưới dạng quảng cáo ngắn, hoặc các trị chơi truyền hình được phát trên các kênh cĩ đơng lượng khán giả, cĩ thể được phát sĩng rải rác trong năm hoặc tập trung vào một thời gian nhất định, hoặc vào đầu mỗi tháng đến kỳ nộp tờ khai thuế.

Nhà nước cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành chế

độ quản lý và sử dụng hĩa đơn, chứng từ trong nhân dân, tạo ra một tập quán tốt giúp

họ nhận thức được quyền lợi, và nghĩa vụ của mình trong việc địi hỏi nhận hĩa đơn

khi mua hàng hĩa, dịch vụ. Thực tế hiện nay đại đa số người dân đi mua hàng hĩa, dịch vụ tiêu dùng khơng nhận hĩa đơn, hoặc nhận hĩa đơn với giá trị phản ánh trên hĩa đơn thấp hơn với số tiền thực trả, mà dễ nhận thấy nhất là các trường hợp mua xe gắn máy, hàng gia dụng, điện tử…Bởi vì, theo nhận thức của người dân thì việc nhận hay khơng nhận hĩa đơn khi mua hàng hĩa, dịch vụ cĩ lợi gì cho Nhà nước, cho nền kinh tế và chính bản thân họ. Thĩi quen tránh né, trốn thuế, khơng lấy hĩa đơn đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người dân, việc xố bỏ rào cản này khơng phải là vấn đề đơn giản, mà

cần phải kết hợp nhiều biện pháp, chính sách chỉ đạo của Nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thơng đại chúng (báo, đài, truyền hình,…).

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Nhận thức đúng đắn về thuế GTGT về vai trị kích thích kinh tế và sử dụng thuế GTGT trong thực tiễn là những vấn đề khơng đơn giản. Thu thuế GTGT cần đáp ứng

mục tiêu tăng thu ngân sách và mục tiêu kích cầu để khuyến khích đầu tư, thoạt tiên cĩ vẻ đối lập nhau, thế nhưng xét cho cùng chúng lại hỗ trợ nhau. Thu ngân sách tăng lên mới cĩ điều kiện vật chất để kích thích đầu tư; ngược lại, khi đầu tư được khuyến

khích, căn bản của thuế được mở rộng sẽ tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách. Vì vậy, nhận thức về thuế GTGT và sử dụng thuế GTGT cũng phải linh hoạt, nếu khơng thuế sẽ khơng hề kích thích mà cản trở kinh tế phát triển. Khi đĩ thuế GTGT là một gánh nặng thực sự đối với nền kinh tế và dân chúng.

KẾT LUẬN

Thuế là một trong nhiều cơng cụ kinh tế - tài chính của Nhà nước chứ khơng phải là cơng cụ duy nhất. Tuy nhiên, thuế giữ một vị thế độc lập tương đối và cĩ ảnh hưởng

đến cũng như nhận ảnh hưởng của nhiều khâu, bộ phận khác. So với các cơng cụ khác,

thuế là một cơng cụ nhạy cảm, tác động trực tiếp trên diện rộng. Do đĩ, ngồi việc tạo thu, thuế cịn được Nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnh hoạt động kinh tế. Vai trị của thuế đối với nền kinh tế tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức và

năng lực vận dụng của Nhà nước. Nếu thuế được nhận thức đúng đắn và được đối xử

hợp quy luật thì nĩ kích thích kinh tế phát triển. Ngược lại, thuế sẽ gây căng thẳng trong phân phối thu nhập giữa Nhà nước và khu vực tư, khuyến khích kinh doanh gian lậu, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mà hậu quả cuối cùng là kìm hãm kinh tế.

Trong hệ thống thuế, thuế GTGT là một trong những loại thuế gián thu, cĩ phương pháp thu khoa học và tiên tiến nhất hiện nay, đang được nhiều nước trên thế

giới áp dụng. Ở Việt Nam, thuế GTGT đã trở thành sắc thuế chủ yếu, chiếm tỷ trọng

cao và ổn định nhất trong thu ngân sách Nhà Nước từ thuế. Nhà nước đang tiến hành

cải cách để hồn chỉnh các quy định pháp luật về thuế GTGT nhằm đưa thuế GTGT ngày càng tiếp cận với thực tiễn, theo kịp tiến trình hội nhập, khai thác tối đa vai trị

của thuế GTGT để kích thích kinh tế phát triển.

Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng thuế GTGT trong phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian qua kết hợp với kinh nghiệm các nước, bối cảnh quốc tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian tới, cùng với những kiến

thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong cơng tác thực tế.

Đề tài đã đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm gĩp phần nâng cao vai

trị của thuế GTGT trong phát triển kinh tế tại Việt Nam, được tổ hợp thành 3 nhĩm giải pháp lớn, đĩ là:

- Hồn thiện chính sách thuế GTGT.

- Đổi mới cơng tác quản lý thu thuế GTGT. - Các giải pháp hỗ trợ.

Tuy nhiên, thuế GTGT là loại thuế cĩ phạm vi điều chỉnh rất rộng. Do đĩ, cơng tác quản lý thu thuế GTGT, từ việc xây dựng chính sách thuế cho đến việc tổ chức hành thu, là cơng tác mang tính chất tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Đồng thời, do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên đề tài

khơng tránh khỏi những thiếu sĩt. Rất mong quý thầy cơ, anh chị và các bạn đĩng gĩp, bổ sung thêm.

Một số vấn đề sau đây chưa đề cập trong Đề tài, Tác giả sẽ nghiên cứu tiếp tục:

- Phân tích hiệu quả - chi phí của chính sách thuế GTGT làm cơ sở cho quá trình hồn thiện vai trị kinh tế của thuế GTGT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thuế giá trị gia tăng trong ổn định và phát triển kinh tế việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)