bày hàng, quản lí khách hàng, bán hàng, hàng tồn kho, … được tổ chức theo hình 20 (trang phụ lục).
Nhân viên đóng vai trị rất quan trọng tại các Trung tâm bán sỉ là các Giám sát
từng quầy hàng. Họ là người quản lí đặt hàng, trưng bày hàng, quản lí khoảng 8-10 nhân viên quầy hàng, bán hàng cho khách hàng, quản lí hàng tồn. Nhiệm vụ của các
Trưởng quầy thực phẩm hay Trợ lí quầy là giám sát và quản lí cơng việc của các Giám
cho các Giám sát ngành hàng. Nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm là đảm bảo cung cấp các nguồn lực nhân sự, tài chính, điều kiện hoạt động của Trung tâm, phối hợp các phòng ban chức năng với nhau để đạt chỉ tiêu cơng ty giao phó (doanh số, chi phí, lãi gộp, hàng tồn kho, hàng hư hỏng, khách hàng, huấn luyện và phát triển nhân viên)
Chúng ta có thể kết luận cơ cấu tổ chức của Metro Cash & Carry Việt Nam , Phòng Thu Mua, Trung Tâm bán buôn là cơ cấu tổ chức theo chức năng. Việc các
phòng ban chức năng khá đồ sộ nhìn chung đáp ứng được tất cả các nhu cầu chính của cơng việc. Cơ cấu tổ chức theo chức năng này có ưu điểm là các phịng ban chức năng với chun mơn của mình có thể thực hiện tốt nhất công việc chuyên môn. Nhược
điểm là sự phối hợp và trao đổi giữa các phòng ban chức năng thường tốn kém thời gian dẫn đến phản ứng trước thay đổi của thị trường chậm.
2.2.3 Phân tích chiến lược ngành hàng thực phẩm tươi sống hiện tại
Theo sơ đồ tổ chức Phòng thu mua thực phẩm tươi sống (Hình 11) và sơ đồ tổ
chức Quầy hàng thực phẩm tại các trung tâm Metro (Hình 20, trang phụ lục), ta thấy ngành hàng thực phẩm tươi sống Metro bao gồm các nhóm ngành hàng: Ngành hàng Cá, Thịt, Rau-củ-quả, Sữa và hàng Đông lạnh.
Chiến lược kinh doanh ngành hàng thực phẩm tươi sống được xác định như sau:
Vai trò của bộ phận thu mua ngành hàng tươi sống
Xây dựng và phát triển chủng loại hàng hóa thỏa mãn được yêu cầu đa dạng của khách hàng theo chiến lược định hướng của công ty