Tình hình thị trường Quảng cáo Truyền thông trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông cho thương hiệu nước mắm chin su 2009 (Trang 28 - 30)

Theo nghiên cứu của Tạp chí “The Economist”, doanh số của nền công nghiệp quảng cáo trên thế giới đạt khoảng 1 ngàn tỷ USD 1 năm. Ở Mỹ chi phí cho quảng cáo tăng đột biến trong thời kỳ bùng nổ kinh tế những năm 1990. Từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, sự đổ vỡ của các cơng ty internet vào năm 2001, chi phí quảng cáo không giảm, trái lại tăng lên tới 8%.

Ngày nay, chi phí quảng cáo tiếp tục tăng, mặc dù không nhanh như 10 năm trước đây. Cơng ty Zenith OptiMedia có trách nhiệm theo dõi hoạt động của nền công nghiệp quảng cáo đã đưa ra số liệu, chi phí tồn cầu cho quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng (báo, tạp chí, tivi, radio, phim ảnh, internet và biển quảng cáo) tăng 4,7% năm 2004, tới 343 tỷ USD. Năm 2004 là năm đặc biệt thuận lợi cho ngành quảng cáo trên thế giới do có nhiều sự kiện to lớn - giải vơ địch bóng đá châu Âu, đại hội thể thao Olimpic và các cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ… những sự kiện đó giúp cho doanh số quảng cáo tăng lên nhanh chóng.

Các hãng kinh doanh vẫn tiếp tục tìm kiếm những phương pháp tối ưu nhằm quảng cáo cho sản phẩm của mình. Ví dụ, các hãng sản xuất ôtô đang cố gắng để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để quảng cáo tốt nhất cho các model ơtơ mới nhất của mình – họ cho mời các nhà báo tới dự những bữa cơm thân mật để họ có thể viết bài về cách quản lý, những ưu việt của loại model ôtô mới… hoặc họ không tiếc tiền mua hẳn 1 trang quảng cáo trên tạp chí danh tiếng, hoặc 1 chương trình trên kênh truyền hình vào các giờ “vàng”.

Hiện nay các hãng kinh doanh cần phải đa dạng hóa cơng việc quảng cáo, vì người tiêu dùng ngày nay “trí tuệ” hơn nhiều so với những năm 1950 và ít lệ thuộc vào

truyền hình. Vào những năm 50, 90% các gia đình Mỹ buổi chiều ngồi trước màn hình TV xem các kênh truyền hình chính, song ngày nay tỷ lệ đó chỉ là 30%.

Các nghiên cứu của Hãng WPP – 1 trong các hãng maketing lớn nhất của Mỹ cho thấy thói quen sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng ở Mỹ đã thay đổi rất nhiều. Vào năm1997, trung bình 1 người dân Mỹ xem truyền hình 950 giờ/năm, đến năm 2004 giảm xuống còn 800 giờ. Cũng trong thời gian này, số lượng giờ người dân xem truyền hình qua mạng cáp tăng từ 600 giờ lên 1000 giờ/năm.

Các chương trình Radio trong vịng 8 năm trở lại đây cũng có dấu hiệu được ưa thích trở lại – nhu cầu về nghe chương trình Radio tăng từ 950 đến 1050 giờ/năm. Song nhu cầu tăng đột biến lại là trong lĩnh vực sử dụng Internet, bắt đầu từ số khơng năm 1997 đến năm 2004 bình qn 1 người sử dụng 200 giờ/năm. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, internet đã qua mặt tivi và radio và đang ngang ngửa với báo viết: theo thống kê trung bình 1 người dân đã bỏ ra 200 giờ/năm để đọc báo – và chỉ số này không thay đổi trong vịng 10 năm trở lại đây. Cũng như phần đơng những người truy cập mạng là trẻ tuổi và khá giả, tức họ là khách hàng lý tưởng cho các nhà quảng cáo.

Các chuyên gia cho rằng nhu cầu sử dụng internet sẽ còn tăng cao trong thời gian tới (cùng với nó là các dịch vụ quảng cáo), đồng thời nhu cầu về đọc báo sẽ giảm dần.

Nói như vậy khơng có nghĩa là các phương pháp quảng cáo truyền thống sẽ bị mất, vấn đề là phải biết vận dụng đúng thời điểm và hiệu quả. Ở Mỹ, phần ngân sách lớn nhất trong quảng cáo là dành cho việc Marketing trực tiếp theo đường bưu điện (chi phí trong năm 2003 là 48 tỷ USD), quảng cáo trên báo chí – 45 tỷ USD, trên tivi là 43 tỷ USD.

Theo số liệu của Hãng PricewaterhouseCoopers, chi phí quảng cáo trên internet tăng 39% trong quý I năm 2004 so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 2,3 tỷ USD. Trong 1 số lĩnh vực của nền kinh tế, quảng cáo trên internet là 1 phần không thể tách rời nhằm lôi cuốn người mua. Ví dụ: gần 70% người mua ơtơ mới là sử dụng internet để thu thập

thông tin về mẫu ơtơ mình cần mua. Trong lĩnh vực cơng nghệ thông tin chỉ số này là 98%.

Người tiêu dùng Mỹ ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, họ cũng quan tâm nhiều hơn đến quảng cáo. Hàng ngày 1 người Mỹ trung bình nhìn thấy khoảng 3,000 đơn vị sản phẩm quảng cáo. Ngồi ra cịn các loại quảng cáo trên xe buýt, quần áo và những nơi công cộng ... Theo 1 nghiên cứu mới đây của Hãng Yankelovich Partners, 1 trong các hãng tư vấn Marketing lớn nhất nước Mỹ, cho thấy sự “dị ứng” của người tiêu dùng Mỹ đối với quảng cáo đã đạt mức bão hòa, 65% dân Mỹ cho rằng họ bị quảng cáo tra tấn hàng ngày, 59% tin quảng cáo không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc lựa chọn sản phẩm. Và 70% nhấn mạnh sự quan tâm của họ đến hàng hóa và dịch vụ có ít quảng cáo.

Một trong những chiến lược mới của quảng cáo - biết phân biệt nhóm khách hàng đặc biệt, gọi là “Người tiêu dùng chuyên nghiệp”. Họ chiếm khoảng 20% số lượng người tiêu dùng, họ tự cho mình hiểu biết rộng, họ luôn là người đi tiên phong trong tiêu dùng. Họ ưa thích tiến hành nghiên cứu rất chi tiết các loại hàng hóa, dịch vụ với sự trợ giúp của internet. Họ không mấy tin tưởng vào các cơng ty quảng cáo mà khơng có Websites của mình trên internet. Họ am hiểu về các loại hàng mới, đặc biệt những thành tựu công nghệ mới, những lời khuyên của họ có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn mua sản phẩm của người thân và bạn bè. Hiện nay, nhiều nhà quảng cáo đang cố gắng nhằm “tiếp cận” nhóm người tiêu dùng này, để làm điều đó các nhà quảng cáo khơng thể áp dụng các phương pháp thơng thường, mà phải tìm 1 lối đi riêng cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông cho thương hiệu nước mắm chin su 2009 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)