THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU CHIN-SU
3.2.3 Phân tích điểm mạnh (Strength)
Có thể nói điểm mạnh của Chin-su so với các thương hiệu khác chính là uy tín và sức mạnh truyền thơng. Như đã trình bày trong phần mục tiêu của Chin-su trong năm 2009, Ban Giám Đốc đã thể hiện kỳ vọng rất lớn vào sự thành công của thương hiệu. Mặc khác, tự bản thân nước mắm Chin-su cũng có được những những điểm mạnh nhất định sau nhiều năm phát triển và kinh doanh trên thị trường
- Đang nắm giữ vị trí số 1 trong ngành hàng nước chấm và gia vị Việt Nam - Hệ thống phân phối sản phẩm rất phát triển.
- Công suất nhà máy được nâng cao đi kèm với việc đảm bảo chất lượng. Trong năm 2007, nước mắm Chin-su đã đạt được những thành cơng ngồi mong đợi. Tổng giá trị thị phần tăng 181% so với năm 2006, tương đương với 12.5% thị phần đạt được tại 6 thành phố chính. Ở miền Bắc, nước mắm Chin-su đang là thương hiệu dẫn đầu với 25% thi phần đạt được tại thị trường Hà Nội, các thương hiệu theo sát là Long Hải và Long Vân – là những thương hiệu địa phương nổi tiếng. Ở phía Nam, sự cạnh tranh khốc liệt và khó khăn hơn với sự hiện diện của rất nhiều đối thủ có nhiều kinh nghiệm và đã xuất hiện trên thị trường khá lâu như Hưng Thịnh, Phú Quốc, Phan Thiết. Mặc dù vậy, Chin-su cũng kịp giành được 7.6% thị phần ở thị trường này trong năm 2007. vấn đề chính của Chin-su ở thị trường phía Nam là có mức sử dụng sản phẩm thấp và mức giá cao, dẫn đến người tiêu dùng khơng có nhiều cơ hội thưởng thức nước mắm Chin-su. Và đây cũng là một rào cản để Chin-su xâm nhập thị trường phía Nam (tham khảo phụ lục 4).
Mặt khác, sự kỳ vọng của Ban Giám Đốc cũng chính là sức mạnh của thưong hiệu Chin-su so với các thương hiệu khác. Như đã đề cập, khi xác định một mục tiêu khá cao, Ban Giám Đốc cũng sẽ dành ưu tiên số 1 cho thương hiệu phát triển.