Phân tích cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông cho thương hiệu nước mắm chin su 2009 (Trang 40 - 43)

THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU CHIN-SU

3.2.1. Phân tích cơ hội (Opportunities)

Cơ hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó, là lớn nhất. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phân tích tình hình ngành nước mắm nói chung để tìm hiểu xem có cơ hội chủ yếu nào dành cho Chin-su hay khơng.

Ngày 21/8/2007, tại Sài Gịn đã diễn ra một cuộc hội thảo chuyên đề: "Nước mắm chứa urê - thực trạng và giải pháp". Tại hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Anh Chinh cho rằng: Ngoài những yếu tố ngoại sinh như: Sử dụng urê trong công đoạn ướp cá, trong quá

nước mắm. Tuy nhiên chỉ khi nào dùng cả nội tạng cá làm nguyên liệu chế biến nước mắm thì chắc chắn qua quá trình thuỷ phân sẽ sinh ra urê, vì urê có trong nội tạng cá.

Trước đây, nhà sản xuất không dùng nội tạng cá nên sản phẩm hồn tồn khơng có urê mà độ đạm cũng rất cao. Còn hiện nay, nhiều nhà sản xuất sử dụng công nghệ khác nên chưa thể xác định được nồng độ urê cao có phải do phương pháp chế biến hay không, hay là do nhà sản xuất tận dụng cả nội tạng cá để sản xuất nước mắm? Thạc sĩ Chinh cũng cho biết: "Theo tiêu chuẩn quốc tế, lượng urê cho phép trong thực phẩm là dưới 5mg/kg. Ở ta, liều lượng urê an tồn mà Hội Lương thực thực phẩm Sài Gịn kiến nghị là 0,05g/kg (tức là 50g/kg), cao hơn 10 lần so với tiêu chuẩn quốc tế." Nhưng, khi lý giải thêm về điều này, thạc sĩ Anh Chinh nói: Có lẽ, Hội Lương thực thực phẩm đã khảo sát, và có những cơ sở khi đưa ra con số này.

BS Nguyễn Xuân Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng phát biểu: "Việc ngư dân dùng urê ướp cá là có thật. Các cơ quan chức năng cũng đã bắt được nhiều trường hợp vi phạm. Nhưng việc người sản xuất cho urê vào nước mắm thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khách quan". BS Nguyễn Xuân Mai cũng đưa ra quan điểm: "Urê là chất thải. Đối với người bình thường, có thể dung nạp hơn 15-20mg, hoặc thậm chí cao hơn, vì nó có thể được thải ra. Trong sản xuất thì urê cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm nhưng hạn chế, và điều bắt buộc đó phải là urê ngun chất. Cịn việc dùng phân đạm có urê trong sản xuất thực phẩm là phạm pháp". Trao đổi về giải pháp trước thực trạng nước mắm có urê, thạc sĩ Chinh nêu ý kiến: Hiện ta vẫn xác định độ đạm của nước mắm bằng nitơ tổng, vì thế mới có chuyện cho urê vào để tăng lượng nitơ.

Nếu chỉ xác định dựa trên độ đạm amin (tức là chỉ đo nitơ amin) thì lúc đó có muốn cho urê vào cũng khơng có tác dụng. Cũng với quan điểm này, về phía người sản xuất, ơng Phạm Ngọc Dũng - Tổng GĐ Công ty Việt Thương Hải - cho biết: "Chúng ta quá đặt nặng giá trị dinh dưỡng của nước mắm (độ đạm), điều này là không cần thiết. Chỉ nên xem nước mắm là một gia vị. Để quản lý chất lượng nước mắm, cần xây dựng

tiêu chuẩn quốc gia trong khâu quản lý, phân tích... để có những đánh giá phù hợp". Hiện nay phương pháp kiểm tra nước mắm đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bốn đơn vị kiểm nghiệm uy tín của Sài Gịn sẽ ngồi lại cùng thảo luận và đưa ra chuẩn thống nhất trong việc kiểm nghiệm hàm lượng urê trong nước mắm - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng BS Mai cho biết.

Khảo sát thị trường nước mắm tại Sài Gịn những ngày có tin đồn kể trên cho thấy sức tiêu thụ giảm mạnh. Các sạp kinh doanh nước chấm tại chợ Bình Tây cho biết, nước mắm của 3 cơ sở "vi phạm" bán khơng được mà cịn ảnh hưởng đến các thương hiệu khác, vì người tiêu dùng rất nhạy cảm. Bà Trương Thị Tâm, nhà ở quận Bình Thạnh- Sài Gịn cho biết, gia đình bà cũng như nhiều người hàng xóm quen biết đã tẩy chay các loại nước chấm này. Ông Vương Quang Dũng, nhà ở quận 3-Sài Gòn cho rằng, việc thông báo kết quả chất lượng một sản phẩm nào đó, dù đúng hay sai cũng khiến người tiêu dùng e dè với sản phẩm này.

Đại diện 3 cơ sở sản xuất nước mắm Thuận Tiến, Thạnh Lộc và Hòn Mê cho biết, họ bị thiệt hại rất nặng nề từ công bố của ngành y tế thành phố. Các hợp đồng giao dịch đều bị cắt, dù hiện nay kết quả đã được thu hồi nhưng vẫn không thể giải tỏa được hậu quả. Bà Trương Lan Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nước chấm Sài Gòn cho biết, nếu Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Trung tâm 3) không thu hồi kết quả kiểm nghiệm kịp thời thì hậu quả mà ngành nước mắm lãnh chịu chắc khơng thua gì vụ nước tương chứa chất gây ung thư.

Ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhà nước, cho rằng phương pháp xét nghiệm chất urê có trong nước mắm là phương pháp để kiểm tra dành cho thức ăn gia súc, không thể ứng dụng với sản phẩm thực phẩm. Bà Phạm Kim Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm, cũng cho rằng phương pháp phân tích urê trong nước mắm chưa có trên thế giới. Theo bác sĩ Trần Văn Ký (Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm VN), ngành y tế chỉ cần xét nghiệm 2 gốc amoni và nitrat (có trong phân urê) vì chúng có thể dẫn đến trụy tim, gây tử vong...

Việc kiểm tra 2 gốc này dễ hơn nhiều so với xét nghiệm chất urê. Chiều 13/8, bác sĩ Nguyễn Đức An, Chánh Thanh tra Sở Y tế Sài Gòn cho biết, sở đã gửi thông báo thu hồi quyết định xử phạt về việc nước mắm có chứa chất urê đến các cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, chỉ có cơ sở Thuận Tiến (bị phạt trên 17 triệu đồng và tạm đình chỉ sản xuất nước mắm do khơng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó phạt 12,5 triệu đồng do sản phẩm có chất urê) đến Sở Y tế TP thu hồi quyết định xử phạt (về phần sản phẩm có urê). Riêng cơ sở Thạnh Lộc (bị phạt 10 triệu đồng) và cơ sở Hòn Mê (bị phạt 12,5 triệu đồng), hiện thanh tra sở vẫn chưa liên lạc được để hủy bỏ quyết định xử phạt về sản phẩm có chứa chất urê. Ơng An cho rằng khơng thể đổ lỗi việc những doanh nghiệp này bị ảnh hưởng là do quyết định xử phạt về sản phẩm có chất urê, vì ngay cả khi thu hồi quyết định nêu trên, nước mắm của các nhãn hiệu này vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và vẫn cịn bị đình chỉ.

Đây là tình huống hết sức nhạy cảm trong lĩnh vực kinh doanh nước mắm. Người tiêu dùng đang rất dè chừng các thương hiệu khơng nổi tiếng. Tuy nhiên, đó lại có thể lại chính là cơ hội cho các nhãn hiệu hàng đầu như Chin-su, Knorr, … phát triển vì chỉ những thương hiệu này mới có thể tạo được sự an tâm và tin cậy đối với sản phẩm nước mắm. Vì vậy, chúng ta cần phân tích thật kỹ nhu cầu người tiêu dùng và từ đó đưa ra thơng điệp truyền thơng thật chính xác để dẫn đến thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược quảng cáo truyền thông cho thương hiệu nước mắm chin su 2009 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)