39, có việc làm và thu nhập ổn định, xếp hạng A, B, C trong tầng lớp xã hộ
4.3.3. Chiến lược quảng cáo tại các kênh bán hàng (siêu thị, trung tâm thương mại )
thương mại …)
Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng 9.000 chợ các loại, trong đó 75% là chợ nông thôn, 25% là chợ thành thị và mới có 30/64 tỉnh thành có siêu thị. Vì thế, kênh phân phối hàng hoá qua siêu thị mới chiếm khoảng 10% doanh thu bán lẻ của cả nước. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang ngày càng có thói quen đi mua sắm ở siêu thị,
dự báo kênh phân phối này sẽ chiếm từ 30-40% thị phần vào năm 2010 và 60% thị phần vào năm 2020.
Tuy chỉ mới xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây, siêu thị tỏ ra có sức thu hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng hàng ngày phong phú, chủng loại đa dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp việc lựa chọn hàng dễ dàng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng, nhất là bán theo giá nhất định nên thuận lợi cho những người bận rộn, khơng có thời giờ đi khảo giá thị trường. Trong lúc thời tiết nóng bức, đi mua hàng trong siêu thị máy lạnh cũng đỡ phần mệt nhọc. Đa số các siêu thị đều có khu vực vui chơi dành riêng cho các cháu. Các hệ thống siêu thị nổi tiếng tại HCM gồm: Hệ thống Siêu thị COOP Mart, Hệ thống Siêu thị Citimart, Hệ thống Siêu thị Maximart, Hệ thống Siêu thị Metro, Hệ thống Siêu thị Sài Gòn, Siêu thị Big C, Siêu thị Hà Nội, Siêu thị Super Bowl.
Trung tâm thương mại không phổ biến bằng siêu thị, thường bán các loại hàng tiêu dùng cao cấp, nhất là hàng ngoại nhập thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, đồ nữ trang đắt tiền hay quà lưu niệm tinh xảo. Trái với chợ và siêu thị là những nơi hàng hóa đầy ắp, các trung tâm thương mại thường chọn hàng tinh hơn là theo số lượng, cách trưng bày sang trọng và hấp dẫn. Những trung tâm thương mại (TTTM) ở HCM: TTTM Diamond Plaza, TTTM Saigontourist, TTTM Savico – Kinh Đô.
Và hiện tại quảng cáo qua các kênh bán hàng tăng mạnh. Hoạt động quảng cáo tại các hệ thống siêu thị lớn như Co-opmart, Big C, Metro… rất nhộn nhịp. Và trong chiến lược truyền thông của chúng ta cũng không thể bỏ qua một kênh truyền thông hấp dẫn và hiệu quả này.
Theo phân tích từ thói quen mua sắm của đối tượng khách hàng, có đến 80% lựa chọn siêu thị như là kênh mua sắm sản phẩm nước mắm cho gia đình. Vì lý do đó, kênh siêu thị được lựa chọn cho ý tưởng truyền thông của Chin-su. Quan sát tại các siêu thị, chúng ta có thể thấy rằng khoảng thời gian khách hàng đứng chờ tính tiền tại các quầy cashier là khoảng thời gian mà họ khơng làm gì cả. Do đó, việc tác động vào
họ trong khoảng thời gian này sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý. Mặt khác, khi đứng chờ tính tiền, họ khơng thể di chuyển qua lại, do đó việc sắp xếp những kệ trung bày tại những nơi này sẽ giúp cho sản phẩm lọt vào tầm ngắm của khách hàng. Vị trí gần cashier là vị trí tốt nhất, vì đó là nơi trưng bày sản phẩm đẹp nhất, đồng thời cũng có thể nhắc khách hàng mua sản phẩm khi họ chưa mua sản phẩm nước mắm. Ngồi ra, cũng có thể kết hợp để tặng mẫu cho khách hàng dùng thử (thơng qua hóa đơn mua sắm tại siêu thị, hoặc các phiếu tặng quà được cắt từ báo / tạp chí), từ đó tạo cầu nối cho hành vi mua sắm tiếp theo của khách hàng
• Những lợi ích từ ý tưởng này
- Xây dựng được nhận thức về thương hiệu (brand awareness). Tại vị trí này, khách hàng có thể thấy được thương hiệu Chin-su một cách dễ dàng. Từ đó, hình ảnh thương hiệu sẽ được lưu vào trong “bộ nhớ” của khách hàng một cách tự nhiên.
- Tạo cơ hội để khách hàng dùng thử sản phẩm. Với những mẫu chai cỡ nhỏ (khoảng 10ml), khách hàng có thể thử qua để biết được chất lượng sản phẩm.
- Tăng doanh số. Khách hàng được nhắc nhở về sản phẩm nước mắm khi đứng chờ tính tiền. Nếu chưa mua, họ sẽ lập tức lấy sản phẩm được trưng bày gần nhất, vì họ khơng muốn mất thời gian đi vào trong tìm sản phẩm. Do đó, việc trưng bày sản phẩm gần quầy cashier sẽ tạo ra cơ hội để bán được hàng, dẫn đến sẽ tăng đựơc doanh số.