Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty BHNT DAI ICHI LIFE đến 2010 (Trang 29)

1.4 Cơ sở để xây dựng chiến lược

1.4.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Được sử dụng để so sánh tương quan với các đối thủ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận diện, phân tích, so sánh với đối thủ cạnh tranh chủ yếu về ưu thế, yếu điểm, xây dựng chiến lược, giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh. Các bước tiến hành xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh như quy trình xây dựng ma trận EFE, nhưng thực hiện đồng thời cho nhiều đơn vị được phân tích trên cơ sở cố định các yếu tố và mức độ quan trọng.

Cơng ty A Cơng ty B Cơng ty C Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Thường 5-10 yếu tố Tổng cộng 1,00 X1 X2 X3 1.4.6 Ma trận SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT (Strengths-Weaknesses- Opportunities-Threats) là cơng cụ giúp các nhà quản trị tổng hợp kết quả nghiên cứu mơi trường và đề ra chiến lược một cách khoa học. Sau đây là một số khía cạnh quan trọng của kỹ thuật phân tích SWOT.

Các nhà quản trị cần phải xác định các cơ hội và nguy cơ chủ yếu trong q trính hình thành chiến lược. Liệt kê điểm mạnh chủ yếu, điểm yếu cốt lõi của doanh nghiệp, những cơ hội lớn và những đe dọa tử mơi trường bên ngồi.

Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngồi: sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của điều kiện bên trong và bên ngồi, các nhà quản trị cần tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược theo bảng tĩm tắt sau:

Bảng 1.7: Ma trận SWOT

O: Những cơ hội Liệt kê những cơ hội

T: Những nguy cơ Liệt kê những nguy cơ S: Những điểm mạnh

Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST Vượt qua những bất trắc bằng cách tận dụng các điểm mạnh

W: Những điểm yếu Liệt kê những điểm yếu

Các chiến lược WO Hạn chế các mặt yếu để lợi dụng các cơ hội

Các chiến lược WT Tối thiểu hĩa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa.

1.4.7 Ma trận hoạch định chiến lược cĩ thể lựa chọn (QSPM)

Sự phân tích và trực giác là cơ sở để ra những quyết định về việc hình thành chiến lược. Ma trận hoạch định chiến lược cĩ thể định lượng (QSPM) là kỹ thuật cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích bên trong, bên ngồi thơng qua ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, kết hợp với kết quả tổng hợp SWOT cung cấp những thơng tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM. Tĩm tắt chương I

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các mơi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đĩ trong mơi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, chúng ta phải phân tích các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm mơi trường vĩ mơ (các yếu tố kinh tế, chính trị…), đến mơi trường vi mơ (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn …) Ma trận các yếu tố bên ngồi EFE sẽ là cơng cụ hữu hiệu giúp nhà quản trị tổng hợp các yếu tố này. Tiếp đến, nhà quản trị cần hiễu rõ bản thân nội tại của doanh nghiệp thơng qua việc phân tích hoạt động marketing, quản trị nhân sự, tài chính kế tốn, hệ thống cơng nghệ thơng tin, ….. Ma trận các yếu tố bên trong IFE là cơng cụ hỗ trợ tích cực để phân tích nội bộ doanh nghiệp. Từ đĩ, nhà quản trị sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cũng như các nguy cơ của doanh nghiệp thơng qua phân tích SWOT.

Kết hợp các yếu tố phân tích trên, cùng với kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi.

Dựa vào cơ sở lý luận nêu trên áp dụng trong doanh nghiệp thuộc ngành bảo hiểm nhân thọ, đề tài đi sâu phân tích mơi trường bên ngồi (vi mơ, vĩ mơ) của Cơng ty BHNT Dai-ichi Life để xây dựng ma trân các yếu tố bên ngồi, phân tích mơi trường nội bộ để xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE). Từ đĩ phân tích SWOT của Dai-ichi Life, và xác định chiến lược cơng ty cần thực hiện trong giai đoạn từ 2008 đến 2010.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DAI-ICHI LIFE VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về Cơng ty BHNT Dai-ichi Life Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành 2.1.1 Quá trình hình thành

Từ khi thành lập văn phịng đại diện vào năm 2005, Dai-ichi Life đã tích cực tìm hiểu thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Với sự chuẩn y của bộ tài chính, ngày 18/01/2007 cho giao dịch chuyển nhượng Cơng ty BHNT Bảo Minh CMG, Cơng ty BHNT Dai-ichi Việt Nam (“Dai-ichi Việt Nam’) đã chính thức được thành lập. Đây là cơng ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Nhât Bản tại Việt Nam.

Đơi nét về cơng ty mẹ tại Nhật Bản: Dai-ichi Life

Được thành lập vào năm 1902, Dai-ichi Life là Cơng ty bảo hiểm nhân thọ tương hỗ đầu tiên tại Nhật Bản. Dai-ichi Life cũng là cơng ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì tại Nhật Bản và là một trong những cơng ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới, với tổng tài sản là 276 tỉ USD, doanh thu phí bảo hiểm năm lên đến 29 tỉ USD (trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/03/2006). Tại Nhật Bản, Dai-ichi Life cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí và quản lý tài sản cho hơn 8,5 triệu khách hàng.

Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm nhân thọ và tiềm lực tài chính vững mạnh, Dai-ichi Life cĩ sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, hiệu quả trong quản lý tài chính và những năng lực hoạt động phù hợp với phương châm “Khách hàng là trên hết”. Những ưu thế vượt trội này là địn bẩy để Dai- ichi Life tiếp tục phát triển và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Dai-ichi Life được thành lập với niềm tin vững chắc vào giá trị nền tảng “Khách hàng là trên hết”, và tinh thần này đã được kế thừa và phát huy tại Dai- ichi Life cho đến ngày hơm nay. Với giá trị nền tảng này, Dai-ichi Life cĩ 3 sứ

mạng: (1) Đạt được niềm tin từ cộng đồng và đĩng gĩp vào sự phát triển của cộng đồng thơng qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, (2) Mang lại sự hài lịng cao nhất cho khách hàng thơng qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất, (3) Xây dựng một mơi trường làm việc mà ở đĩ mọi thành viên trong cơng ty đều cĩ điều kiện phát huy mọi khả năng về thể hiện độc đáo cuả mình. Trên cơ sở 3 sứ mạng này, Dai-ichi Life đã đề ra “kế hoạch trọn đời”. Theo đĩ mỗi khách hàng đều được tư vấn về những kế hoạch tài chính xuyên suốt cuộc đời mình và phương thức để thực hiện kế hoạch đĩ. Đồng thời, Dai-ichi Life cam kết mạnh mẽ về quản lý chất lượng. Bằng những nỗ lực bền bỉ trong quản lý chất lượng, Dai-ichi Life sẽ tiếp tục là cơng ty hàng đầu trong tương lai.

Tham gia thị trường Việt Nam, Dai-ichi Life mang tới kinh nghiệm của 100 năm hoạt động trong ngành BHNT. Đồng thời giá trị nền tảng “Khách hàng là trên hết” cùng cam kết về quản lý chất lượng cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trở thành cơng ty BHNT tốt nhất ở cả phương diện phục vụ khách hàng và đĩng gĩp cho xã hội, Dai-ichi Việt Nam thực hiện 3 sứ mạng: (1) Đĩng gĩp cho sự phát triển của xã hội Việt Nam thơng qua việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ BHNT tốt nhất và tiên tiến nhất, (2) Mang lại sự hài lịng cao nhất cho khách hàng, (3) Mang lại sự hài lịng cho đội ngũ nhân viên và tư vấn tài chính. Với sự hỗ trợ manh mẽ của cơng ty mẹ từ Nhật Bản, Dai-ichi Việt Nam đã tăng vốn đầu tư từ 12.2 triệu lên 25 triệu USD ngay sau khi mua lại BM CMG, và tiếp tục tăng vốn lên 72 triệu USD sau 1 năm hoạt động, nhằm đảm bảo sự vững mạnh về tài chính và đủ tiềm lực để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

2.1.2 Tình hình hoạt động

Kế thừa kết quả do Cơng ty BHNT Bảo Minh CMG để lại sau 7 năm hoạt động, Dai-ichi Life Việt Nam đã khai thác hơn 100.000 khách hàng, với hơn 6000 đại lý, trên 300 nhân viên, và hơn 50 văn phịng kinh doanh trên tồn quốc.

Do hạn chế về việc thu thập thơng tin (báo cáo tài chính) về kết quả hoạt hoạt động kinh doanh của cơng ty, nên đề tài chưa thể cung cấp số liệu thực tế về tình hình này. Hơn nữa, cơng ty đang trong giai đoạn nhận chuyển giao từ Bảo Minh CMG nên việc đánh giá kết quả hoạt động rất khĩ khăn. Tuy nhiên, qua trao đổi với Oâng Kế Tốn Trưởng của Bảo Minh CMG trước đây, cho rằng: “Thường các doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ cĩ thời gian hồn vốn là 10 năm”. Bảo Minh CMG hoạt động được 7 năm, nên cĩ khả năng hoạt động chưa cĩ lãi. Dai-ichi Life phải đầu tư một khoản tiền lớn để mua lại Bảo Minh CMG, nên tình hình hoạt động thua lỗ cĩ nhiều khả năng phải kéo dài thêm trong vài năm tới.

2.2 Phân tích mơi trường bên ngồi

2.2.1 Phân tích các yếu tố của mơi trường vĩ mơ 2.2.1.1 Kinh tế, chính trị 2.2.1.1 Kinh tế, chính trị

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm qua, với mức tăng trưởng GDP năm 2004 là 7,75%, và năm 2005 khoảng trên 8%, thu nhập bình quân đầu người luơn được cải thiện trong những năm gần đây, đời sống của dân cư khơng ngừng được cải thiện… Người dân đã bắt đầu cĩ tích lũy và yên tâm sử dụng tiền tích lũy này để đầu tư trở lại nền kinh tế trong đĩ bảo hiểm nhân thọ là một trong những kênh đầu tư vốn được người dân lựa chọn. Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn này cũng như những năm về sau.

Việt Nam là một thị trường mới cho bảo hiểm nhân thọ phát triển. Với đại đa số người dân Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ vẫn cịn là một lĩnh vực mới. Bởi

vậy, việc xác định nhu cầu, lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp cần cĩ sự tư vấn của những cán bộ am hiểu chuyên mơn, nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết khi tư vấn bảo hiểm và quan trọng là phải thấu hiểu được hồn cảnh và nhu cầu của khách hàng. Điều này chính là thách thức rất lớn cho những người làm việc, cơng tác trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, nhưng đồng thời cũng là những cơ hội để các cơng ty bảo hiểm nhân thọ khám phá, phát triển thị trường. Vì vậy, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quảng bá cho dân chúng hiểu được ý nghĩa, lợi ích khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Cĩ như vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới cĩ thể được khai thác hiệu quả. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện cĩ tốc độ phát triển nhanh và cịn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Theo thống kê, doanh thu phí bảo hiểm năm 2005 chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng GDP. Trong khi đĩ ở các nước trong khu vực doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 5-6% tổng GDP. Ngồi ra, với chiến lược hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thì việc tham gia bảo hiểm của các doanh nghiệp đã khơng cịn là khái niệm xa lạ.

Mở cửa và hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ phát triển đi tắt đĩn đầu. Mở cửa và hội nhập là xu hướng tất yếu để phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Việc mở cửa nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đĩ cĩ lĩnh vực bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ. Sự tham gia vào thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngồi cĩ tiềm năng tài chính hùng mạnh, cĩ kinh nghiệm trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ như Dai- ichi Life, Prudential, AIA…, đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chĩng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

Theo quy định của thơng tư hướng dẫn thi hành nghị định 45,46 quy định các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ), và lên 600 tỷ VNĐ

(đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ). Việc tăng vốn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư cĩ chiều sâu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cũng như năng lực bảo hiểm. Tuy tốc tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ cĩ chững lại trong 3 năm gần đây, nhưng tốc độ phát triển kinh tế nĩi chung, đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển. Năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đã tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006, cao nhất trong vịng 3 năm qua, ước đạt 9.500 tỷ đồng.

Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, kết hợp với tình hình chính trị ổn định, chắc chắn thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trở lại trong thời gian tới.

2.2.1.2 Luật pháp, chính phủ

Trong suốt thời kỳ từ 1965 đến 1993, Nhà nước thực hiện độc quyền về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm. Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ đã quan tâm hơn đến việc khuyến khích phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng mơi trường kinh doanh bảo hiểm cơng bằng và chặt chẽ với những cải cách đối với hệ thống pháp lý. Điều này thể hiện qua việc:

Quốc hội đã thơng qua luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khĩa X, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tương đối hồn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ tài chính thực hiện việc giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, từ khâu tuyển dụng, đào tạo đại lý đến hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động kinh doanh.

Phát triển thị trường bảo hiểm tồn diện, an tồn, lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân được hưởng thụ những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngồi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 đến 2010”. Mục tiêu phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam mà Bộ Tài Chính đưa ra cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và 29 năm tới nhằm nhanh chĩng nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh bảo hiểm để ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực, tăng tỷ lệ đĩng gĩp của ngành bảo hiểm trong việc ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty BHNT DAI ICHI LIFE đến 2010 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)