Đặc điểm hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 43)

2.1 Đặc điểm của hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện

2.1.2.1 Đặc điểm hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn

nhìn từ góc độ báo cáo tài chính

Theo quy định của Nhà nước được đề cập ở trên thì hầu hết các doanh nghiệp họat động tại Việt Nam đều phải lập và nộp báo cáo tài chính, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đều phải tuân thủ quy định này trừ những trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn. Xét về chất lượng của báo cáo, chúng ta tạm chia những doanh nghiệp Việt Nam nói chung làm hai nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm những công ty Nhà Nước, những cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, những cơng ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khốn, những cơng ty khác làm ăn chân chính và có kiểm tốn độc lập kiểm toán hằng năm và nhóm thứ hai là những doanh nghiệp còn lại. Đối với nhóm thứ nhất, chất lượng báo cáo tài chính tương đối tốt, hầu hết họ luôn tuân thủ những quy định của chuẩn mực kế toán và tuân thủ những quy định về thuế, số liệu trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngồi ra, đối với doanh nghiệp này, nhìn chung bộ máy kế toán được tổ chức rất chặt chẽ, gọn nhẹ và hoạt động khá hiệu quả và đa phần trong số này hệ thống kế toán được thiết lập tốt khơng chỉ đảm bảo cho mục đích báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cịn cung cấp được thơng tin cho mục đích báo cáo quản trị. Một trong những doanh nghiệp đặc trưng cho nhóm này hiện nay mà tác giả được biết là công ty UNILEVER Việt Nam, VINAGAME …

Đối với nhóm thứ hai, đa số các báo cáo tài chính chưa phản ánh được thông tin một cách trung thực, hợp lý, đáng tin cậy tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nhóm này là những cơng ty vừa và nhỏ, nhiều cơng ty lập báo cáo tài chính chủ yếu mang tính chất đối phó với những cơ quan quản lý Nhà Nước. Tình trạng này là do một số những nguyên nhân sau đây: một là, doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng trốn tránh nghĩa vụ thuế phải nộp. Trong công tác kế tốn có nhiều cơng ty khơng có kế tốn thường xun túc trực để phản ánh chi tiết, cập nhật kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà thuê một kế toán làm dịch vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, đối với những doanh nghiệp này thơng thường có hai hệ thống sổ sách kế toán để phản ánh thông tin. Một là hệ thống là dùng cho mục đích về thuế,

đối với hệ thống này, những chi phí có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp sẽ được ghi nhận và phản ánh còn những chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ đầy đủ thì sẽ được ghi nhận vào hệ thống sổ sách thứ hai dùng cho nội bộ. Còn về doanh thu, những khoản doanh thu nào có phát hành hóa đơn thì sẽ được ghi nhận, những khoản doanh thu nào khơng có hóa đơn, chứng từ sẽ không đưa vào sổ sách. Người làm cơng tác kế tốn cho những doanh nghiệp này phải làm nhiệm vụ sao cho sổ sách cân đối và phản ánh thông tin một cách khá hợp lý cho người đọc báo cáo. Hệ thống báo cáo thứ hai là nhằm mục đích phản ánh thơng tin cho tồn doanh nghiệp và không được cung cấp cho cơ quan chức năng khi họ kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp đó; hai là, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều khoản chi phí khơng có hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp, đối với những khoản chi này, thường được các doanh nghiệp không phản ánh vào sổ sách kế tốn và từ đó cũng góp phần làm cho báo cáo tài chính phản ánh khơng trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp và thứ ba là sai sót trong q trình hạch tốn mà cụ thể là trong q trình làm cơng tác kế tốn, có những sai sót trong q trình ghi nhận thơng tin. Có những sai sót là khơng cố ý nhưng cũng có những sai sót là do cố ý. Mà những sai sót này nếu như không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời thì sẽ làm cho thơng tin trên báo cáo tài chính bị phản ánh sai lệch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)