Quan điểm của doanh nghiệp về cơ cấu vốn mục tiêu

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : ỨNG DỤNG mô HÌNH KINH tế LƯỢNG để xây DỰNG CHÍNH SÁCH cổ tức CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 73 - 76)

2.2. Khảo sát thực trạng xây dựng chính sách cổ tức của doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.13. Quan điểm của doanh nghiệp về cơ cấu vốn mục tiêu

Cơ cấu vốn mục tiêu là thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp hài hịa giữa nợ và vốn chủ sở hữu tùy thuộc mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp trong từng từng giai đoạn phát triển cụ thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

Bảng 2.17 So sánh nợ và vốn chủ sở hữu

Tiêu chí Nợ Vốn chủ sở hữu

1. Thời hạn thanh tốn Cĩ thời hạn hồn trả Khơng cĩ thời hạn hồn trả 2. Trách nhiệm thanh tốn Phải trả lãi cho khoản tiền

đã vay, trừ các khoản nợ chiếm dụng.

Doanh nghiệp sẽ bị phá sản nếu khơng thanh tốn được nợ và lãi.

Khơng phải trả lãi mà chia lời tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận. Doanh nghiệp khơng bị phá sản nếu khơng chia lãi cho chủ sở hữu.

3. Ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp

Lãi vay được tính vào chi phí khi xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập, do vậy, lãi vay cĩ tác động làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận chia cho chủ sở hữu khơng làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Chi phí sử dụng vốn Chi phí thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu vì:

- Rủi ro đối với chủ nợ thấp hơn.

- Nợ vay tạo ra lá chắn thuế nên gánh nặng lãi vay thực tế doanh nghiệp phải chịu thấp hơn.

Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng nợ vì rủi ro của chủ sở hữu cao hơn so với chủ

nợ, cụ thể như sau:

- Chủ sở hữu được chia lợi nhuận sau khi trả lãi vay và nộp thuế.

- Trong trường hợp giải thể, phá sản thì họ được xếp thứ tự ưu tiên cuối cùng khi phân chia tài sản thanh lý.

Những lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu vốn mục tiêu hợp lý: - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

- Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết.

- Kiểm sốt được những tổn thất liên quan đến vấn đề người đại diện.

- Tận dụng tích cực địn bẩy tài chính, đảm bảo mối quan hệ hài hịa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt.

- Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho doanh nghiệp. - Tối thiểu hĩa chi phí kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản.

Mỗi doanh nghiệp xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể ứng với từng giai đoạn phát triển, việc gia tăng nợ hay gia tăng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn điều ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn gia tăng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì cần thiết phải giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế, thực hiện một chính sách cổ tức thấp.

Khảo sát về việc doanh nghiệp cĩ xem xét cấu trúc vốn mục tiêu đến quá trình xây dựng chính sách cổ tức của doanh nghiệp tác giả sử dụng câu hỏi số 25 trong phần II bảng câu hỏi.

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.18.

Bảng 2.18 Ảnh hưởng cơ cấu vốn mục tiêu đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp . Cĩ xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu Số lượng Tỷ lệ % % tích lu Cĩ 40 72.7% 72.7% Khơng 15 27.3% 100.0% Tổng 55 100.0%

Như vậy cĩ 40 doanh nghiệp trong số 55 doanh nghiệp được khảo sát chiếm 72,7% cĩ xem xét cấu trúc vốn mục tiêu khi xây dựng chính sách cổ tức. Điều này thể hiện xu thế hiện nay các doanh nghiệp đã ý thức được những lợi ích mang lại từ một cấu trúc vốn hợp lý, từ đĩ xây dựng một chính sách cổ tức hợp lý cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : ỨNG DỤNG mô HÌNH KINH tế LƯỢNG để xây DỰNG CHÍNH SÁCH cổ tức CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)