Quan điểm của doanh nghiệp về các yếu tố khác

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : ỨNG DỤNG mô HÌNH KINH tế LƯỢNG để xây DỰNG CHÍNH SÁCH cổ tức CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

2.2. Khảo sát thực trạng xây dựng chính sách cổ tức của doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.14. Quan điểm của doanh nghiệp về các yếu tố khác

Mức cổ tức cao được hiểu đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. Doanh nghiệp trả cổ tức cao cũng được coi là Doanh nghiệp “ăn nên làm ra” và Hội đồng quản trị cĩ năng lực. Do đĩ, cổ phiếu cĩ mức cổ tức khơng cao thường bị thị trường đánh giá thấp và tính thanh khoản kém. Thậm chí, cổ tức đang trở thành cơng cụ để đánh bĩng hình ảnh quá mức của cơng ty. Bên cạnh đĩ, do sức ép về thanh tốn cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đơng, nhiều doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh tốn cổ tức cho cổ đơng nhằm xoa dịu và giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Việc thanh tốn cổ tức bằng tiền mặt cao đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đơng hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

Bảng 2.19. Ảnh hưởng các yếu tố khác đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các yếu tố xem xét khi xây dựng chính

sách cổ tức Doanh nghiệp

Cĩ xem xét (n=55)

Cĩ Khơng Tổng

Mức chi cổ tức của các doanh nghiệp cùng ngành 85.5% (47) 14.5% (8) 100% (55)

Mặt bằng lãi suất ngân hàng 87.3%

(48) 12.7% (7) 100% (55) Tỷ suất cổ tức 76.4% (42) 23.6% (13) 100% (55)

Quảng bá thương hiệu 61.8%

(34)

38.2% (21)

100% (55)

Tác giả đưa ra 4 chỉ tiêu để khảo sát như mức chi cổ tức các doanh nghiệp cùng ngành, mặt bằng lãi suất ngân hành, tỷ suất cổ tức, quảng bá thương hiệu nhằm đánh giá các yếu tố này cĩ ảnh hưởng thế nào trong chính sách cổ tức của doanh nghiệp thơng qua câu hỏi số 26 trong phần II bảng câu hỏi.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.19 cho thấy đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chú trọng quá mức đến các yếu tố trên khi xây dựng chính sách cổ tức, cụ thể lần lượt cĩ 47 doanh nghiệp trong số 55 doanh nghiệp được khảo sát chiếm 85,5%, 48 doanh nghiệp trong số 55 doanh nghiệp được khảo sát chiếm 87,3%, 42 doanh nghiệp trong số 55 doanh nghiệp được khảo sát chiếm 76,4%, 34 doanh nghiệp trong số 55 doanh nghiệp được khảo sát chiếm 61,8% là cĩ xem xét lần lượt 4 yếu tố trên. Chính sách cổ tức xây dựng theo quan điểm này thậm chí khơng làm gia tăng giá trị doanh nghiệp mà làm giảm giá trị doanh nghiệp cịn trong dài hạn.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là do doanh nghiệp đã tận dụng được hạn chế do thơng tin bất cân xứng trong thời gian vừa qua. Mức độ tuân thủ pháp luật về cơng bố thơng tin của tổ chức phát hành chưa cao. Các quy định pháp luật về cơng bố thơng tin trên TTCK đã được quy định tương đối đầy đủ, song ở nước ta, các chủ thể cĩ nghĩa vụ cơng bố thơng tin khơng phải là khơng cơng bố thơng tin mà cơng bố thơng tin khơng kịp thời. Thứ hai là tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước. Chơi chứng khốn đã được nĩi tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền với tốc độ cực nhanh. Thứ 3 là trình độ của nhà đầu tư chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa cĩ được các kỹ năng để phân tích thơng tin. Để cĩ được cái nhìn tồn cảnh về TTCK thì nhà đầu tư khơng chỉ am hiểu lĩnh vực kinh tế vĩ mơ mà cả kinh tế vi mơ cũng như kỹ năng phân tích diễn biến thị trường trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên nhiều cơng cụ khác nhau. Việc căn cứ mức cổ tức cao để đánh giá giá trị cổ phiếu thời gian qua chỉ mang tính nhất thời. Sau thời gian tăng nĩng, thị trường đi vào giai đoạn trầm lắng và suy giảm, nhà đầu tư đã “bừng tỉnh”, khi đĩ việc thơng tin cổ tức cao cũng khơng thể cứu được giá chứng khốn.

Một phần của tài liệu ĐỀ tài : ỨNG DỤNG mô HÌNH KINH tế LƯỢNG để xây DỰNG CHÍNH SÁCH cổ tức CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)