Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định chọn mua sữa bột trẻ em vinamilk của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

STT Thang đo Số biến

quan sát

Cronbach 's Anpha

Hệ số tương quan giữa biến-

tổng nhỏ nhất

1 Chất lượng sản phẩm (CHATLUONG) 4 0.754 0.500

2 Thương hiệu (THUONGHIEU) 3 0.795 0.596

3 Giá (GIA) 4 0.867 0.633

4 Khuyến mãi (KHUYENMAI) 4 0.733 0.448

5 Quảng cáo (QUANGCAO) 4 0.741 0.485

6 Tham khảo (THAMKHAO) 5 0.812 0.474

7 Phân phối (PHANPHOI) 4 0.773 0.468

8 Quyết định chọn mua (QUYETDINH) 4 0.834 0.615

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như sau: hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05; hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5, nếu biến quan sát nào cĩ hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại; thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; hệ số eigenvalue cĩ giá trị lớn hơn 1và khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Trong đề tài này, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập được phân tích cùng một lúc. Riêng biến phụ thuộc quyết định chọn mua sữa bột trẻ em được phân tích riêng.

4.3.1. Phân tích nhân tố (EFA) các biến độc lập

Tác giả tiến hành đưa các biến quan sát của các thang đo vào phân tích nhân tố EFA:

Khi phân tích EFA đối với thang đo các yếu tố tác động, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố cĩ eigenvalue lớn hơn 1. Các thang đo yếu tố tác động mà đề tài sử dụng gồm 7 thang đo với 30 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo

bằng cơng cụ Cronbach’s Apha, chỉ cịn 28 biến quan sát của 7 thang đo thành phần tiếp tục được đưa vào EFA [Phụ lục 5].

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 28 biến quan sát được nhĩm thành 7 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố, chúng cĩ ý nghĩa thiết thực. Hầu hết biến quan sát cĩ sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0.3 đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố, tuy nhiên cĩ 4 biến quan sát: Gia3, Quangcao2, Thamkhao3 và Thuonghieu3 cĩ hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (>0.5) nhưng cĩ sai biệt về hệ số tải nhân tố chưa cao (λiA – λiB <0.3) do đĩ, tác giả tiến hành đánh giá, xem xét giá trị nội dung của các biến quan sát này để quyết định giữ hay bỏ ra khỏi mơ hình. Sau khi đánh giá các biến quan sát này, tác giả nhận thấy các biến quan sát này cĩ giá trị nội dung cao, cần được giữ lại trong mơ hình. Hệ số KMO=0.854 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 3559 với mức ý nghĩa là 0.000; do vậy các biến quan sát cĩ tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 65.33% thể hiện rằng 7 nhân tố rút ra giải thích được 65.33% biến thiên của dữ liệu; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 với eigenvalue=1.068 [Phụ lục 5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến quyết định chọn mua sữa bột trẻ em vinamilk của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)