5.2 Đề xuất một số giải pháp (Hitachi và DPL CORP.)
5.2.2.3. Đối với chất lượng sản phẩm (CL)
- Theo Bảng 5.1, doanh nghiệp cần tập trung chủ yếu vào những mặt hàng chủ lực như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện (tùy theo phân khúc thị trường), và xác định đối thủ cạnh tranh chủ yếu của từng ngành hàng (kết hợp phân tích ma trận SWOT) để đưa ra những giải pháp phù hợp và mang tính khả thi hơn trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm, mang đến sự hài lòng hơn nữa nhằm nâng cao lòng trung thành của khách hàng, hướng đến phát triển bền vững.
Bảng 5.1. Top 3 thương hiệu điện lạnh, điện gia dụng đang được khách hàng sử dụng nhiều nhất (theo tỷ lệ %)
STT Máy lạnh Tủ lạnh Máy giặt Máy hút bụi Nồi cơm điện
1 Panasonic Hitachi Electrolux Không sử dụng Sharp
22.40% 52.30% 24.50% 49.70% 28.20%
2 Mitsubishi Toshiba Hitachi Loại khác Hitachi
19.20% 12.90% 21.50% 12.70% 18.90%
3 Hitachi Panasonic LG Hitachi Loại khác
15.90% 9.50% 13.30% 12.30% 18.30%
(Nguồn: Xem thêm Phụ Lục 4)
- Luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Theo nghiên cứu, Chất lượng sản phẩm
thấp nhất β = 0.166. Mặc dù vậy, yếu tố chất lượng sản phẩm (CL) lại được khách hàng đánh giá cao nhất với Mean = 3.9820, gần như hài lịng. Đây cũng có thể được xem như là sự công nhận về “chất lượng” và sự khích lệ về tinh thần để Hitachi ngày càng phát huy hơn nữa các thế mạnh của mình trước các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Tuy nhiên, Hitachi cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện và xây dựng mới những quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn ngay từ khâu nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành…nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các mong đợi của người tiêu dùng.
- Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn đánh giá chung và đồng nhất cho tất cả các nhà máy ở các quốc gia khác nhau.
- Không ngừng cải tiến kỹ thuật, kết tinh những giá trị công nghệ hiện đại vào sản phẩm nhằm tạo nên sự khác biệt và vượt trội về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, thực tiễn khoa học…để có những điều chỉnh, sáng tạo hoặc những thay đổi cần thiết liên quan đến sản phẩm như kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, công dụng…phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng theo từng giai đoạn nhất định nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệp tối ưu nhất khi được sử dụng sản phẩm.