Rủi ro đối với Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo LC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 29 - 32)

1.5. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ

1.5.3. Rủi ro đối với Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo LC

Theo UCP 600, chiết khấu là việc một ngân hàng được chỉ định thực hiện mua lại hối phiếu (được ký phát cho một ngân hàng khác ngân hàng được chỉ định) và/hoặc bộ chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày ngân hàng chỉ định nhận được tiền hoàn trả. Bao gồm:

+ Chiết khấu có truy địi là ngân hàng chiết khấu có thể địi lại số tiền đã cấp cho

người thụ hưởng nếu ngân hàng mở LC từ chối thanh tốn bộ chứng từ.

+ Chiết khấu khơng có truy địi là ngân hàng chiết khấu khơng có quyền truy địi người thụ hưởng khi khơng nhận được thanh tốn từ ngân hàng mở LC.

Ngân hàng chiết khấu có thể gặp những rủi ro như sau:

1.5.3.1. Rủi ro phát sinh do Ngân hàng mở LC

Nếu ngân hàng mở LC bị phá sản hoặc theo UCP, ngân hàng mở LC được miễn

trách nhiệm trong các trường hợp bất khả kháng như động đất, bạo động, chiến

tranh, khủng bố… Những bộ chứng từ xuất trình hoặc đến hạn thanh toán trong thời gian các trường hợp bất khả kháng xảy ra, ngân hàng mở LC khơng có trách nhiệm

thanh tốn thì ngân hàng chiết khấu sẽ không thu hồi vốn khi đã ứng trước cho

người thụ hưởng trong trường hợp chiết khấu khơng có truy đòi.

1.5.3.2. Rủi ro phát sinh từ người yêu cầu mở LC

Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ nhỏ không ảnh hưởng đến khả năng nhận

hàng nhưng do người yêu cầu mở LC khơng có thiện chí thanh tốn và từ chối bộ chứng từ thì ngân hàng chiết khấu sẽ không thể thu hồi vốn từ ngân hàng mở LC.

Khi tình hình tài chính của người yêu cầu mở LC không tốt và tạm thời khơng có khả năng thanh tốn thì ngân hàng mở LC sẽ tìm cách bắt bất hợp lệ thậm chí là họ bắt sai để tranh thủ thời gian tranh luận về sự đúng sai của bất hợp lệ với ngân hàng chiết khấu nhằm trì hỗn thời gian thanh toán. Những trường hợp này dễ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng chiết khấu.

1.5.3.3. Rủi ro phát sinh từ người thụ hưởng LC

Trong trường hợp chiết khấu có truy địi, nếu người thụ hưởng LC nhận được tiền ứng trước nhưng do tình hình tài chính của họ bất ổn hoặc họ khơng có thiện chí

hồn trả trong trường hợp ngân hàng chiết khấu khơng nhận được thanh tốn từ

ngân hàng mở LC thì ngân hàng chiết khấu phải tốn thời gian kiện tụng để thu hồi

số tiền đã chiết khấu.

1.5.3.4. Rủi ro phát sinh từ chính Ngân hàng chiết khấu Từ trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên TTQT

+ Kết quả phù hợp hay không phù hợp của bộ chứng từ quyết định đến sự đồng ý

chiết khấu hay không chiết khấu của ngân hàng chiết khấu cũng như đến số tiền

được chiết khấu nên đòi hỏi nhân viên TTQT phải am hiểu kỹ về UCP600, ISBP645 và các điều khoản rủi ro của LC để có thể đưa ra một kết quả chính xác nhất về bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu nhưng bị ngân hàng mở LC từ chối do phát hiện ra bất hợp lệ thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng chiết khấu.

+ Nếu bộ chứng từ hợp lệ hoàn toàn nhưng LC không cho phép chiết khấu hoặc ngân hàng có chỉ định chiết khấu là một ngân hàng khác thì khả năng chiết khấu bộ

chứng từ rất thấp. Vì vậy địi hỏi nhân viên TTQT phải đọc kỹ và hiểu rõ hết nội

dung của LC nếu không sẽ khơng được ngân hàng mở LC thanh tốn để thu hồi vốn đã ứng trước cho người thụ hưởng. Đối với trường hợp này, người thụ hưởng vẫn là người được ngân hàng mở LC cam kết thanh toán.

+ Khi đã thực hiện chiết khấu thì phải đóng dấu ĐÃ THƯƠNG LƯỢNG với trị giá

tương ứng của bộ chứng từ lên LC gốc của khách hàng để tránh trường hợp khách

dễ xảy ra rủi ro ngân hàng mình mất khả năng thu hồi thanh tốn từ ngân hàng mở LC do họ chỉ đồng ý thanh tốn bộ chứng từ xuất trình qua ngân hàng khác.

Từ chính sách kinh doanh của ngân hàng

Khi bộ chứng từ khơng phù hợp nhưng vì muốn thực hiện chính sách kinh doanh (như tăng doanh số chiết khấu, thu hút khách hàng) cũng như dựa trên cơ sở của sự tin tưởng vào uy tín của người thụ hưởng và mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa người thụ hưởng và người yêu cầu mở LC, ngân hàng chiết khấu đã đồng ý chiết khấu bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ bị từ chối thì sẽ gây rủi ro cho ngân hàng chiết khấu.

1.5.4. Rủi ro đối với Ngân hàng thông báo LC

1.5.4.1. Rủi ro khi không xác thực LC đã nhận được từ ngân hàng mở LC hoặc ngân hàng thông báo thứ nhất

Khi nhận được LC thì phải kiểm tra tính xác thực của LC này. Đó là việc kiểm tra xem LC thật sự được gởi đến có phải là LC do một ngân hàng mở LC hay khơng. Nếu khơng xác thực được điều này thì ngân hàng phải thông báo lại cho ngân hàng mà đã gởi LC và cho người thụ hưởng biết. Nếu ngân hàng thơng báo khơng thực hiện đúng thì phải gánh chịu mọi rủi ro phát sinh do LC giả mạo.

1.5.4.2. Rủi ro do không thông báo kịp thời LC cho người thụ hưởng

Khi tín dụng thư đã được xác thực thì phải thơng báo ngay đến cho người thụ hưởng, nếu khơng thì ngân hàng thơng báo sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro phát sinh do người thụ hưởng không đủ thời gian để thực hiện các yêu cầu của LC và dẫn đến xuất trình bộ chứng từ bất hợp lệ.

Vì một lý do nào đó, ngân hàng thơng báo khơng thể thơng báo LC cho người thụ hưởng thì phải báo ngay với ngân hàng mở LC hoặc ngân hàng mà đã gởi LC. Nếu khơng thì sẽ chịu hồn tồn các rủi ro phát sinh do thông báo LC chậm trễ.

1.5.4.3. Rủi ro do giao thiếu nội dung của LC hay tu chỉnh LC (nếu có)

Ngân hàng thơng báo dễ mất uy tín đối với người thụ hưởng hoặc xấu hơn là người thụ hưởng sẽ chuyển qua giao dịch với ngân hàng khác nếu LC (hay tu chỉnh) có nhiều trang mà bị giao sót.

Vì vậy để hạn chế rủi ro này, ngân hàng thông báo cần kiểm tra cẩn thận trước khi thông báo LC hay tu chỉnh và phải đóng giáp lai nếu LC hay tu chỉnh có nhiều trang.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT:

Trong quy trình thanh tốn bằng phương thức TDCT có sự tham gia của rất nhiều ngân hàng. Tùy vào vai trị của mình (có thể là ngân hàng mở LC hay ngân hàng xác nhận LC hay ngân hàng chiết khấu hay ngân hàng thơng báo LC) mà ngân hàng

có thể biết được rủi ro mà mình phải gánh chịu để từ đó kiểm soát, khống chế hay

tránh được các rủi ro đó. Có như vậy thì mới giúp các ngân hàng đẩy mạnh hoạt

động TTQT bằng phương thức TDCT tại chính ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)