Doanh số LC nhập khẩu năm 2010 theo khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60)

DO ANH SỐ LC NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC XÉT THEO TỶ TRỌNG (%)

72.59 23.57 0.38 1.12 0.08 2.26 KHU VỰC T P.HCM KHU VỰC MIỀN BẮC KHU VỰC MIỀN T RUNG KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ KHU VỰC MIỀN T ÂY NAM BỘ KHU VỰC KHÁC

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Qua số liệu phân tích ở trên, ta có thể nhận thấy rằng hoạt động TTQT tại ACB là

một hoạt động mang lại nguồn thu nhập đáng kể trong hoạt động kinh doanh của

ACB. Trong đó hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT đóng vai trị rất quan

trọng. Tuy nhiên nếu xét về doanh số xuất nhập khẩu theo phương thức này so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước thì nó chỉ chiếm một con số rất nhỏ. Chứng tỏ rằng hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT của ACB chưa thật sự sôi

nổi tại thị trường nội địa. Nhưng nhìn chung hoạt động TTQT bằng phương thức

TDCT tại ACB đều phát triển theo chiều hướng đi lên qua các năm. Để đạt được

những thành tựu như vậy là nhờ ACB đã biết tận dụng các thế mạnh của mình trong việc phát triển dịch vụ TTQT nhưng bên cạnh đó ACB đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong việc phát triển hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT. Cụ thể:

2.3.1. Thế mạnh trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại ACB 2.3.1.1. Thương hiệu ACB

 ACB là một ngân hàng có thương hiệu uy tín hàng đầu trong nước và thế giới

nên các đối tác nước ngoài hoàn toàn yên tâm một khi ACB là ngân hàng mở LC mà không cần một ngân hàng lớn và uy tín hơn nữa để chịu trách nhiệm xác nhận LC. Chính điều này đã tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong nước khi đến ACB yêu cầu mở LC.

 ACB vốn là một ngân hàng nổi tiếng với doanh số cho vay nhiều và lãi suất hợp

lý. Điều này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Một khi khách hàng giao dịch tín dụng thì việc tiếp thị sản phẩm TTQT đến họ dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.

2.3.1.2. Mạng lưới kênh phân phối

ACB là một ngân hàng có mạng lưới rộng khắp gồm 344 sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch tại 33 tỉnh thành của cả nước. Chính điều này tạo điều kiện thuận

lợi để ACB tiếp cận các sản phẩm TTQT đặc biệt là sản phẩm thanh toán theo phương thức TDCT đến khách hàng.

2.3.1.3. Mạng lưới ngân hàng đại lý

ACB là một ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới. Hiện ACB có khoảng hơn 700 ngân hàng đại lý. Điều này rất quan trọng trong hoạt động thanh toán bằng phương thức TDCT. Cụ thể:

ACB với vai trò là ngân hàng mở LC:

Trong trường hợp ACB là ngân hàng mở LC thì ngân hàng nhận LC phải là ngân hàng mà ACB có quan hệ đại lý. Nếu người thụ hưởng giao dịch tại ngân hàng mà ACB khơng có quan hệ đại lý thì ACB phải gởi LC đến ngân hàng trung gian-ngân

hàng có quan hệ đại lý với ACB mà cùng quốc gia với người thụ hưởng để ngân

hàng này chuyển tiếp LC đến ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng. Điều này dễ xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc thơng báo LC đến người thụ hưởng. Chính vì vậy, ACB có mạng lưới ngân hàng đại lý sẽ giúp cho việc người thụ hưởng nhận được LC nhanh chóng vì ngân hàng nhận LC có thể chính là ngân hàng đại lý của ACB hoặc có thể là ngân hàng cùng tỉnh thành, gần tỉnh thành hoặc chí ít cũng là cùng quốc gia với ngân hàng đại lý của ACB. Nếu quốc gia của người thụ hưởng

LC mà tại đó, ACB khơng có quan hệ đại lý tại bất kỳ ngân hàng thì rất khó để

thơng báo LC đến người thụ hưởng. Khi đó ACB sẽ phải thông báo LC bằng thư cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Việc thông báo LC không thơng qua

mạng Swift thì thường ít được nước ngồi ưa chuộng. Vì họ khơng đảm bảo được

tính trung thực của LC cũng như trách nhiệm thanh toán của ngân hàng mở LC.

ACB với vai trị là ngân hàng thơng báo LC:

Trong trường hợp ACB là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng tức là ngân hàng thông báo LC. Cũng giống như trên, nếu ACB có quan hệ đại lý với ngân hàng mở LC thì khách hàng có thể nhận LC một cách nhanh chóng. Nếu khơng có thì sẽ phải thơng qua ngân hàng trung gian. Điều này sẽ gây chậm trễ trong việc nhận LC của khách hàng đồng thời khách hàng sẽ phải chịu chi phí cao do nhiều ngân hàng tham

2.3.1.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT

ACB có chương trình phục vụ cho hoạt động TTQT tương đối đầy đủ, hiện đại như: TCBS, Workflow, Swift online, Webadmin. Đó là những chương trình thực hiện nghiệp vụ giữa trung tâm TTQT và kênh phân phối (Sở giao dịch, chi nhánh và phịng giao dịch). Cụ thể:

 TCBS là chương trình theo dõi bộ chứng từ hàng nhập đến hạn thanh tốn nhằm

đảm bảo uy tín thanh tốn của ACB trong vai trò là ngân hàng mở LC.

 Workflow là chương trình phối hợp xử lý hoạt động TTQT giữa Trung tâm

TTQT và kênh phân phối. Chương trình này giúp trung tâm nhận biết số lượng hồ sơ mà kênh phân phối hiện đang tiếp nhận từ khách hàng và giờ tiếp nhận hồ sơ. Chính sự nhận biết này sẽ giúp cho trung tâm điều phối nhân sự hợp lý để giải quyết hồ sơ một cách nhanh chóng cho khách hàng.

 Swift online là chương trình giúp Trung tâm TTQT nhận biết việc chuyển điện ra

khỏi ACB có thành cơng hay khơng và theo dõi, tổng hợp các bức điện do các ngân hàng khác chuyển về ACB.

 Webadmin là chương trình liệt kê các ngân hàng mở LC uy tín để ACB đồng ý

chiết khấu hay cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu dựa vào bộ chứng từ xuất trình theo LC bao gồm đánh giá ngân hàng này uy tín ở mức độ nào, có hạn mức chiết khấu/cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu đến bao nhiêu hay còn lại là bao nhiêu sau khi đã thực hiện chiết khấu/cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu của những bộ chứng từ xuất trình trước đó tại ACB và thời gian được phép chiết khấu/cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu là bao lâu. Với sự tiện ích này đã giúp cho việc hỗ trợ vốn lưu động cho khách hàng được nhanh hơn.

2.3.1.5. Trình độ chun mơn, tính chun nghiệp của đội ngũ nhân viên TTQT tại Trung tâm TTQT cao

 Từ tháng 9/2009, ACB là ngân hàng đi tiên phong trong việc triển khai mơ hình

TTQT tập trung. Khi đó Trung tâm TTQT tại Hội sở sẽ là hậu phương cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong việc thực hiện tác nghiệp cũng như quản lý rủi

ro liên quan đến sản phẩm TTQT. Điều này giúp cho nhân viên chi nhánh, phịng giao dịch có nhiều thời gian hơn để tư vấn cho khách hàng về sản phẩm TTQT cũng như tiếp thị khách hàng mới.

 Nhân sự tại trung tâm TTQT của ACB là những nhân sự có đầy đủ chun mơn

cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT. Ngồi ra ACB có đối tác chiến lược là Standard Chartered Bank. Họ đã hỗ trợ cho ACB rất nhiều trong việc quản lý, phát triển công nghệ thông tin. Đặc biệt họ thường xuyên tổ chức các hội thảo trong nước và nước ngoài để nhân viên TTQT tại trung tâm cập nhật các rủi ro có

thể xảy ra. Từ đó giúp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên TTQT và

giảm rủi ro trong nghiệp vụ TTQT. Đặc biệt trong nghiệp vụ LC xuất khẩu vì khi đó nhân viên sẽ giúp khách hàng kiểm tra tình trạng bộ chứng từ một cách tốt nhất, hạn chế bất hợp lệ cũng như tư vấn khách hàng sửa chứng từ cho phù hợp với LC một cách nhanh chóng nhất. Qua đó đảm bảo khả năng bộ chứng từ LC xuất khẩu được thanh toán cao hơn.

2.3.1.6. Sản phẩm TTQT bằng phương thức TDCT

ACB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai, đa dạng hóa các sản phẩm trong đó có các sản phẩm tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu trong phương thức TDCT như cho vay thanh toán bộ chứng từ, cho vay cầm cố lơ hàng

nhập với tiêu chí khách hàng khơng cần tài sản đảm bảo, chiết khấu bộ chứng từ

LC, cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ LC, cho vay thu mua hàng dự trữ…Và đặc biệt là sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói với lãi suất ưu đãi. Hiện nay ACB cịn triển khai dịch vụ thanh tốn LC trả chậm-Thanh toán trả ngay (Tham khảo Phụ lục 4). Sự đa dạng hóa sản phẩm TTQT này nhằm phù hợp hơn với nhu cầu của từng doanh nghiệp tại Việt Nam.

2.3.1.7. Biểu phí dịch vụ TTQT

ACB ban hành biểu phí dành cho khách hàng doanh nghiệp mang tính cạnh tranh so với ngân hàng bạn đặc biệt là phí TTQT bằng phương thức TDCT.

2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại ACB

2.3.2.1. Mạng lưới kênh phân phối triển khai dịch vụ TTQT còn thiếu

 ACB với mạng lưới rộng khắp cả nước nhưng chỉ tập trung nhiều tại Hà Nội và

Tp.HCM cịn các khu vực khác thì mật độ chi nhánh, phịng giao dịch chỉ mang tính dàn trải khơng tập trung vào vùng trọng điểm. Cụ thể tại khu vực Miền Tây: doanh số LC xuất khẩu bằng phương thức TDCT chiếm tỷ trọng cao (xếp vị trí thứ 3 sau khu vực Tp.HCM, Miền Bắc) trong tổng doanh số LC xuất khẩu của cả hệ thống ACB (Tham khảo bảng 2.19) nhưng chỉ có 17 chi nhánh và 8 phòng giao dịch trong tổng số 344 chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống (tức chiếm 4.9%). Việc không bao phủ các điểm giao dịch tại khu vực này đã ảnh hưởng đến số lượng doanh nghiệp đến giao dịch TTQT tại ACB.

 Mạng lưới kênh phân phối của ACB không ngừng mở rộng, điều này dẫn đến

một hệ lụy là sự cạnh tranh, dành khách hàng lẫn nhau giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với nhau và ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận chung của ACB trong đó có dịch vụ TTQT.

 ACB có mạng lưới rộng khắp cả nước nhưng chưa có chi nhánh tại nước ngồi

đặc biệt là các nước mà khách hàng ACB có quan hệ TTQT bằng phương thức TDCT thường xuyên và giữ vai trò là các thị trường xuất nhập khẩu chủ lực tại Việt Nam nói chung và tại ACB nói riêng. (Tham khảo bảng 2.16 và bảng

2.17). Đó là một hạn chế của ACB trong việc gia tăng doanh số, lợi nhuận TTQT

bằng phương thức TDCT.

2.3.2.2. Quy trình hoạt động và công nghệ thông tin phục vụ trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tuy hiện đại nhưng vẫn còn nhiều bất cập

 ACB tuy là ngân hàng đầu tiên triển khai mơ hình TTQT theo kiểu tập trung

nhằm gia tăng sự quản lý của Hội sở đối với chi nhánh, phòng giao dịch. Tuy

nhiên, quy trình phối hợp hoạt động giữa trung tâm và kênh phân phối cịn nhiều bất cập. Quy trình làm việc chưa thật sự khái quát, chưa dự trù được các tình

huống khó hay lạ có thể xảy ra. Do đó đơi lúc gây ra sự chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ cho khách hàng. Mặc khác do khơng lường trước các rủi ro có thể

phát sinh trong tác nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực TTQT bằng phương thức

TDCT nên chưa đề xuất được mẫu biểu thống nhất. Chính sự thay đổi thường

xuyên của các mẫu biểu dễ gây ra cảm giác khó chịu cho khách hàng và thời gian áp dụng mẫu mới quá nhanh nên rất khó cho các chi nhánh, phịng giao dịch thông báo kịp cho khách hàng.

 TTQT của ACB được sự hỗ trợ rất nhiều từ cơng nghệ thơng tin như chương

trình TCBS, Workflow. Tuy nhiên đôi lúc hồ sơ từ kênh phân phối chuyển lên Trung tâm quá nhiều cùng một thời điểm đã gây sự nghẽn mạch toàn hệ thống và gây ra sự chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ cho khách hàng. Nhằm tránh nghẽn đường truyền mạng, chương trình chỉ cho phép đính kèm hồ sơ dưới dạng

trắng đen. Điều này đã gây cản trở cho Trung tâm trong việc phân biệt hồ sơ

được scan có phải là bản gốc của khách hàng hay không. Và lợi dụng sơ hở này nên một số chi nhánh, phịng giao dịch vì muốn giữ chân khách hàng nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận đã giúp khách hàng bằng cách nhận văn bản qua fax và scan lên Trung tâm để giải quyết hồ sơ. Nhưng sau đó khách hàng khơng bổ sung bản gốc. Những trường hợp này nếu xảy ra rủi ro thì trách nhiệm sẽ thuộc về kênh phân phối nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn ngân hàng.

2.3.2.3. Đội ngũ nhân viên TTQT tại kênh phân phối am hiểu nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT một cách vừa phải chưa chuyên sâu để chủ động tư vấn cho khách hàng khi gặp tình huống khó

ACB với mơ hình TTQT tập trung nên nhân viên TTQT tại kênh phân phối chỉ còn đảm nhận công việc tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng và scan lên Trung tâm TTQT để xử lý. Vì vậy kiến thức nghiệp vụ TTQT của nhân viên tại kênh phân phối ngày càng bị hao mòn. Họ chỉ tư vấn, giới thiệu sản phẩm TTQT một cách chung chung mà không đủ kiến thức để tư vấn khách hàng về rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy

chế, họ thường tiếp thị sản phẩm TTQT xem như là những tiện ích kèm theo khi

khách hàng có giao dịch tín dụng. Điều này cho thấy trình độ chuyên nghiệp của

nhân viên TTQT tại kênh phân phối thường khơng cao và khó lịng tạo ra sự tin tưởng của khách hàng khi đến ACB giao dịch TTQT. Đặc biệt các doanh nghiệp có doanh số TTQT lớn bằng phương thức TDCT tại các ngân hàng bạn.

2.3.2.4. Số lượng nhân sự của Bộ phận tư vấn và hỗ trợ tại Trung tâm TTQT cịn ít nên đôi lúc không tư vấn nhanh, kỹ càng cho kênh phân phối

ACB với mơ hình TTQT tập trung nên việc tư vấn, giải đáp thắc mắc về sản phẩm

TTQT sẽ do nhân viên dịch vụ khách hàng tại kênh phân phối đảm nhận. Nếu khó

khăn, thắc mắc thì họ sẽ liên hệ với bộ phận tư vấn của Trung tâm TTQT để được

giải đáp. Tuy nhiên nhân sự bộ phận này quá ít chỉ gồm: 1 Trưởng bộ phận, 2

chuyên viên và 2 nhân viên. Vì vậy thời gian giải đáp thắc mắc cho kênh phân phối khơng nhanh, khơng chính xác và ảnh hưởng đến uy tín của ACB.

2.3.2.5. Xử lý hồ sơ TTQT cho khách hàng chậm trễ do sự kiêm nhiệm nhiều chức danh đối với nhân viên TTQT tại kênh phân phối

ACB với mơ hình tập trung thì tác nghiệp sẽ do Trung tâm TTQT đảm nhiệm và nhân viên TTQT trước đây tại Sở giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch sẽ có chức danh mới là nhân viên dịch vụ khách hàng với vai trò: tư vấn TTQT, scan hay fax hồ sơ lên Trung tâm và thông báo kết quả cho khách hàng. Với mơ hình mới này đã

giảm một lượng đáng kể nhân viên TTQT làm tác nghiệp tại kênh phân phối. Tuy

nhiên nhằm tận dụng hết năng lực làm việc của nhân viên cũng như tiết kiệm chi phí lương nhân viên thì các giám đốc của chi nhánh, phịng giao dịch đã chủ trương thực hiện chính sách kiêm nhiệm của nhân viên dịch vụ khách hàng. Với sự kiêm nhiệm này, họ vừa thực hiện các công việc của nhân viên TTQT theo mơ hình mới vừa phải tư vấn sản phẩm cho vay, tư vấn sản phẩm tiền gởi và thậm chí là nhân viên hỗ trợ tín dụng tức trực tiếp thực hiện việc giải ngân hồ sơ tín dụng và theo dõi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)