Kết quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT theo loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 55)

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

2.2.2.3. Kết quả hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT theo loạ

xuất nhập khẩu của ACB

Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Bảng 2.12: Doanh số xuất khẩu theo mặt hàng tại ACB

ĐVT: USD

NĂM

DOANH SỐ XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT TỔNG DOANH SỐ XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT DỆT MAY DẦU THÔ GIÀY DÉP GẠO CAO SU THỦY SẢN CÁC MẶT HÀNG KHÁC 2010 64,494,839 30,350,512 34,144,326 56,907,210 37,938,140 45,525,768 110,020,607 379,381,403 2011 74,371,120 34,706,522 64,454,970 84,287,269 54,538,821 59,496,896 123,951,866 495,807,464

(Nguồn báo cáo của Trung tâm TTQT)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng năm 2010 hàng hóa có doanh số xuất khẩu bằng phương thức TDCT chủ yếu tại ACB theo thứ tự từ cao đến thấp là dệt

may, gạo, thủy sản, cao su, giày dép, dầu thô. Nhưng đến năm 2011 thứ tự có sự

thay đổi đó là: gạo, dệt may, giày dép, thủy sản, cao su, dầu thô. Chứng tỏ năm

2011, gạo và giày dép là hai mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2010.

Tuy nhiên nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng trên của ACB so với cả nước thì doanh số xuất khẩu của ACB khá khiêm tốn. Cụ thể tham khảo bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo mặt hàng ĐVT: TỶ USD ĐVT: TỶ USD

HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2010 NĂM 2011 DỆT MAY 11.17 14 DẦU THÔ 4.94 7.2 ĐIỆN THOẠI 3.5 6.9 GIÀY DÉP 5.08 6.5 THỦY SẢN 4.95 6.1 ĐIỆN TỬ, MÁY TÍNH 3.56 4.2 MÁY MĨC, THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ PHỤ TÙNG 3.05 4.1 GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ 3.41 3.9 GẠO 3.21 3.6 CAO SU 2.38 3.2 CÀ PHÊ 1.16 2.7

ĐÁ QUÝ, KIM LOẠI QUÝ VÀ SẢN PHẨM 2.86 2.7 PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHỤ TÙNG 1.5 2.4

XĂNG DẦU 1.27 2.1

Căn cứ vào bảng 2.13, ta nhận thấy rằng còn rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam nhưng không thấy xuất hiện trong giao dịch xuất khẩu tại ACB như: Gỗ, cà phê, xăng dầu và đặc biệt là điện thoại. Năm 2010 là lần đầu tiên điện thoại được xếp vào danh mục hàng hóa xuất khẩu trên 2 tỷ USD của nước ta. Sỡ dĩ có như vậy là do công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV) mở nhà máy sản xuất điện thoại tại Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Trong tương lai không xa kim ngạch xuất khẩu của điện thoại sẽ qua mặt kim ngạch xuất khẩu của dệt may – hàng hóa xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất cho Việt Nam.

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Bảng 2.14: Doanh số nhập khẩu theo mặt hàng tại ACB

ĐVT: USD

NĂM

DOANH SỐ NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT

TỔNG DOANH SỐ NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TDCT HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ CNTT HẠT NHỰA PHÂN BÓN SẮT THÉP NGUYÊN LIỆU NGÀNH DỆT CÁC MẶT HÀNG KHÁC 2010 73,722,768 125,328,705 110,584,152 88,467,321 140,073,259 199,051,473 737,227,678 2011 150,192,323 140,805,303 131,418,283 93,870,202 197,127,424 225,288,485 938,702,021

(Nguồn báo cáo của Trung tâm TTQT)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng năm 2010 hàng hóa có giá trị nhập khẩu bằng phương thức TDCT cao tại ACB là nguyên liệu ngành dệt, hạt nhựa, phân

bón, sắt thép, hàng điện tử và CNTT. Tuy nhiên đến 2011 thứ tự có sự thay đổi đó là: nguyên liệu ngành dệt, hàng điện tử và CNTT, hạt nhựa, phân bón và sắt thép. Đây là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực được thanh toán qua ACB bằng phương thức TDCT. Và đó cũng là những mặt hàng nhập khẩu có giá trị cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu tại Việt Nam. Chứng tỏ rằng số lượng doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này đã chọn ACB là ngân hàng để họ giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên nếu xét trên tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2010, 2011 thì doanh số nhập khẩu của những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của ACB là không đáng kể.

Cụ thể tham khảo bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.15: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo mặt hàng ĐVT: TỶ USD ĐVT: TỶ USD

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU NĂM 2010 NĂM 2011

XĂNG DẦU CÁC LOẠI 6.1 9.9

SẮT THÉP 6.15 6.43

NGUYÊN LIỆU, PHỤ LIỆU NGÀNH DỆT MAY DA

GIÀY 9.8 12.27

PHÂN BÓN 1.22 1.78

Ô TÔ NGUYÊN CHIẾC 0.979 1

CHẤT DẺO NGUYÊN LIỆU 3.69 3.78

Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy rằng cịn 2 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn của nước ta trong năm 2010 và 2011 đó là: Xăng dầu và ơ tơ ngun chiếc. Tuy nhiên 2 mặt hàng này lại không xuất hiện trong giao dịch TTQT tại ACB. Chứng tỏ rằng các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đã không chọn ACB là ngân hàng giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)