3.1.1. Mục tiêu dài hạn của ACB đến năm 2020
Dựa vào xu hướng phát triển của ngành ngân hàng địi hỏi ACB phải tự mình
xây dựng cho chính mình một chiến lược kinh doanh hợp lý và phù hợp với định
hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế thế giới.
Với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương
mại cổ phần tại Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân
phối đa dạng, công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và
chun mơn cao, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTM nhà nước. ACB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng, … cụ thể là gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành.
Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, ACB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an
toàn và hiệu quả. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo
các chuẩn mực quốc tế nhằm đạt được mục tiêu hướng ACB trở thành “NGÂN
HÀNG CỦA MỌI NHÀ”:
Đó sẽ là một địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đơng
Đó sẽ là một đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng Đó sẽ là một nơi để các cán bộ nhân viên phát triển tài năng và gắn bó lâu
dài
Đó sẽ là một ngân hàng khơng chỉ biết kinh doanh giỏi và cịn đóng góp nhiều cho cộng đồng xã hội
Nhưng để đạt được những mục tiêu đã đặt ra thì ACB cần phải có những
bước đi cụ thể. Và giai đoạn 2011-2015, ACB sẽ từng bước thực hiện với phương châm hành động là TĂNG TRƯỞNG NHANH-QUẢN LÝ TỐT-HIỆU QUẢ CAO và nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 trở thành 1 trong 4 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và tới năm 2020 trở thành 1 trong 3 ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu ngắn hạn của ACB trong năm 2012
Dự báo trong năm 2012: Những khó khăn trong năm 2011 sẽ tiếp tục ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ngân hàng. Chính sách tiền tệ nhiều khả năng tiếp tục được thắt chặt. Lãi suất
có thể sẽ được giảm bằng các biện pháp hành chính trên cơ sở lạm phát phần nào
được kiểm soát.
Dựa trên cơ sở đánh giá tình hình trên, bước sang năm 2012, ACB tiếp tục đặt ra các kế hoạch tham vọng nhưng có khả năng thực hiện được như:
Tổng tài sản dự kiến tăng 35-40%;
Tín dụng dự kiến tăng trưởng tối đa theo mức cho phép của NHNN;
Lợi nhuận dự kiến đạt 5,500 tỷ đồng;
Nợ nhóm 3 trở lên sẽ không vượt quá 1% tổng dư nợ.
Dự định phát triển thêm 66 Chi nhánh và phòng giao dịch mới và chuẩn bị
mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.