Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ 2008 đến 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 42 - 44)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ 2008 đến 2011

Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân

hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức

năng của một ngân hàng bán lẻ. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, có độ an tồn và bảo mật cao.

Tổng nguồn vốn (tổng tài sản) Bảng 2.1: Tổng tài sản của ACB

Đơn vị: tỷ đồng

NĂM 2008 2009 2010 2011

TỔNG TÀI SẢN 105,306 167,881 205,103 281,019 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) - 59.42 22.17 37.01

Huy động vốn

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ACB

Đơn vị: tỷ đồng NĂM 2008 2009 2010 2011 HUY ĐỘNG KHÁCH HÀNG 75,113 108,992 137,881 185,637 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) - 45.10 26.51 34.64 HUY ĐỘNG KHÁCH HÀNG TRONG TỔNG NGUỒN VỐN (%) 71.33 64.92 67.23 66.06  Sử dụng vốn

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay của ACB

Đơn vị: tỷ đồng

NĂM 2008 2009 2010 2011

DƯ NỢ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG 34,833 62,358 87,195 102,809 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) - 79.02 39.83 17.91 DƯ NỢ CHO VAY TRONG TỔNG

TÀI SẢN (%) 33.08 37.14 42.51 36.58

Lợi nhuận

Bảng 2.4: Tình hình lợi nhuận của ACB

Đơn vị: tỷ đồng

NĂM 2008 2009 2010 2011

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 2,561 2,838 3,102 4,203 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) - 10.82 9.30 35.49

Tóm lại:

Nhìn chung tổng tài sản của ACB tăng qua các năm. Tuy nhiên mức độ tăng các năm 2010, 2011 không mạnh như năm 2009. Bởi vì năm 2008 là năm Việt Nam

phải chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và gánh chịu một mức

lạm phát cao. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ. Và đến năm 2009, kinh tế thế giới dần hồi phục và Chính phủ thực hiện chủ trương

nới lỏng chính sách tiền tệ để tăng trưởng kinh tế nên tỷ lệ cho vay tăng lên đáng

kể. Cụ thể năm 2009, dư nợ tín dụng đạt 62,358 tỷ đồng (tăng 79.02%) so với năm

2008, lợi nhuận đạt 2,838 tỷ đồng (tăng 10.82%) so với năm 2008. Tuy nhiên đến

năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 3,102 tỷ đồng nhưng chỉ tăng so với năm 2009 là 264 tỷ đồng (tương đương 9.3%). Đó là vì năm 2010, Cơng ty chứng khốn ACBS khơng đạt chỉ tiêu đề ra do tình hình kinh tế bất lợi và làm giảm đi lợi nhuận chung của cả tập đoàn ACB.

Năm 2011, tổng tài sản đạt 281,019 tỷ đồng, tăng 37.01% so với năm 2010. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 66.06% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185,637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14.4%. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6.5%, tăng gần 1% so đầu năm.

Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Đến 31/12/2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 102,809 tỷ đồng, bằng 1.2 lần so với cuối năm ngối, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0.2% lên 4%. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho

ACB trong năm 2011 với lợi nhuận đạt được năm 2011 là 4,203 tỷ đồng (tăng

35.49%) so với năm 2010. Qua đó ta có thể thấy rằng tình hình huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ bình quân của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)