PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.6.1. Kinh nghiệm từ HSBC Việt Nam
1.6.1.1. Giới thiệu về HSBC Việt Nam
Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đơng và châu Phi. HSBC định vị thương hiệu của mình thơng qua thơng điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương".
Với trụ sở chính tại Ln Đơn, Tập đồn HSBC có 7,200 văn phịng tại 85
quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập đồn là 2,556 tỉ đơ la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
Ngày 1 tháng 1 năm 2009, HSBC chính thức được cấp giấy phép là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Tính đến tháng 7 năm 2011, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam mở rộng lên đến 16 điểm trên toàn quốc bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phịng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh; một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội và bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đồng Nai.
1.6.1.2. Kinh nghiệm về phát triển mạng lưới
Đối với LC xuất khẩu (LC do ngân hàng nước ngồi phát hành thơng báo đến người thụ hưởng-nhà xuất khẩu tại Việt Nam)
Với mạng lưới rộng khắp trên thế giới sẽ giúp cho việc thơng báo LC nhanh
chóng đến người thụ hưởng tại Việt Nam được diễn ra nhanh chóng vì có thể ngân hàng mở LC ở nước ngoài cũng là ngân hàng thuộc HSBC.
Với mạng lưới rộng khắp toàn cầu, HSBC cung cấp thơng tin về tình hình tài
chính cũng như uy tín của ngân hàng mở LC khi đó đảm bảo hơn cho nhà xuất khẩu trong việc nhận được tiền thanh toán khi bộ chứng từ hợp lệ.
Với mạng lưới rộng khắp tồn cầu thì khả năng ngân hàng mở LC cùng hệ
thống với HSBC Việt Nam là rất cao. Khi đó thì việc nhận được thanh tốn
khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ của người thụ hưởng-nhà xuất khẩu tại Việt Nam diễn ra rất nhanh chóng. Bởi vì HSBC Việt Nam sẽ kiểm bộ chứng từ này và gởi qua ngân hàng mở LC-HSBC ở nước ngoài. HSBC ở nước ngoài
nhận được bộ chứng từ sẽ không kiểm tra lại mà dựa vào sự xác nhận “Bộ
chứng từ hoàn toàn hợp lệ” trên thư ngân hàng của HSBC Việt Nam và tiến hành thanh toán ngay nếu LC trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn nếu LC trả chậm. Nếu thư ngân hàng của HSBC Việt Nam thể hiện rõ các lỗi bất hợp lệ thì HSBC ở nước ngồi sẽ thơng báo những bất hợp lệ này cho người mở LC-nhà nhập khẩu. Nếu người mở LC đồng ý thanh tốn thì nhà xuất khẩu tại Việt Nam sẽ nhận tiền thanh toán hay nhận thơng báo chấp nhận thanh tốn vào ngày đáo hạn một cách nhanh chóng.
Đối với LC nhập khẩu (LC do ngân hàng tại Việt Nam phát hành thông báo đến người thụ hưởng-nhà xuất khẩu tại nước ngoài)
HSBC là một ngân hàng lớn nên thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản
giao dịch TTQT. Nếu người thụ hưởng LC tại nước ngoài giao dịch tại ngân hàng thuộc hệ thống HSBC thì khi đó việc nhận LC từ HSBC Việt Nam sẽ rất nhanh chóng.
Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu tại hai quốc gia khác nhau nhưng có tài khoản tại cùng hệ thống ngân hàng HSBC thì việc thanh tốn sẽ diễn ra nhanh chóng thơng qua HSBC tại New York nếu thanh tốn bằng USD mà khơng phải thông qua một ngân hàng trung gian thứ 3 tại Mỹ.
HSBC Việt Nam sẽ không kiểm tra bộ chứng từ do HSBC nước ngoài gởi về
mà sẽ dựa vào quyết định về tình trạng bộ chứng từ (Bộ chứng từ hoàn toàn
hợp lệ hay bộ chứng từ có bất hợp lệ bao gồm như sau: …) thể hiện trên thư ngân hàng của HSBC để thông báo ngay cho người mở LC tại Việt Nam. Nếu bộ chứng từ hợp lệ hay có bất hợp lệ nhưng đã được người mở LC chấp thuận thì HSBC Việt Nam sẽ thực hiện thanh tốn hay chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn một cách nhanh chóng cho người thụ hưởng ở nước ngồi.
1.6.1.3. Kinh nghiệm về đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ TTQT
HSBC luôn là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới. Cụ thể:
Đối với LC xuất khẩu:
Triển khai dịch vụ giữ hộ miễn phí LC và tu chỉnh (nếu có) bản gốc thay cho
khách hàng. Dịch vụ này sẽ giúp cho Nhà xuất khẩu không phải tốn không gian và thời gian cho công tác lưu trữ hồ sơ.
Triển khai dịch vụ TTQT trực tuyến. Nhờ đó nhà xuất khẩu có thể nhận trước
bản photo của LC, tu chỉnh LC (nếu có) để phục vụ cho công tác làm hàng, giao hàng và lập bộ chứng từ xuất khẩu được sớm hơn.
Triển khai dịch vụ dị tìm bộ chứng từ. Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp
theo dõi tình trạng chuyển phát toàn cầu của Bộ Chứng Từ gửi đi từ bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng HSBC tại Việt Nam.
Đối với LC nhập khẩu:
Ngay sau khi một LC được phát hành, doanh nghiệp sẽ nhận được bản sao qua
thư điện tử, và có thể chuyển tiếp bản sao đó cho nhà cung cấp và các đối tác khác.
1.6.1.4. HSBC triển khai sản phẩm tài trợ thương mại với lãi suất ưu đãi Đối với LC xuất khẩu:
HSBC hỗ trợ vốn để nhà xuất khẩu tiến hành thu gom hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu với lãi suất thấp so với các ngân hàng bạn. Khi nhà xuất khẩu hồn tất bộ chứng từ và xuất trình HSBC thì họ sẽ thực hiện chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu đến 95% trị giá bộ chứng từ với lãi suất chiết khấu thấp.
Đối với LC nhập khẩu:
HSBC hỗ trợ cho vay để thanh toán bộ chứng từ đến hạn với lãi suất cạnh tranh so với ngân hàng bạn.
1.6.1.5. Kinh nghiệm về nguồn nhân lực
HSBC Việt Nam có chính sách đãi ngộ nhân sự tốt nên đã thu hút nhiều nhân
sự với trình độ chun mơn cao, đặc biệt là thu hút nhân sự đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực TTQT của các ngân hàng bạn trong nước. Với chính sách này sẽ giúp HSBC không phải tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để đào tạo.
HSBC Việt Nam thường xuyên tổ chức những khóa học nghiệp vụ hay hội
thảo với các ngân hàng lớn khác trên thế giới như Well Fargo, Citibank để đội ngũ nhân viên TTQT của họ có thể cập nhật những tình huống, những rủi ro trong nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT.
1.6.1.6. Kinh nghiệm về liên doanh liên kết với ngân hàng trong nước
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.
Giai đoạn 2005 vẫn có một vài ngân hàng lớn hơn cả Techcombank xét về quy
mô vốn cũng như mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên HSBC đã chọn Techcombank
hợp lý đồng thời họ tin tưởng vào chiến lược kinh doanh của Techcombank có thể đủ sức để trở thành ngân hàng nội địa hàng đầu tại Việt Nam.
Việc kết hợp kinh doanh với Techcombank đã tạo điều kiện cho HSBC phát
triển lĩnh vực TTQT tại thị trường nội địa, tạo điều kiện cho HSBC tiếp cận được
với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Có thể nói là việc liên kết này tạo tiền đề cho việc phát triển thị phần TTQT tại Việt Nam của HSBC khi HSBC chính thức thành lập cơng ty con 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam khơng cịn xa lạ với HSBC và HSBC đã biết tận dụng các thế mạnh vốn có của mình để phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu một cách tốt nhất và qua đó gia tăng doanh số và lợi nhuận trong lĩnh vực TTQT mà đặc biệt trong nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT.
1.6.2. Kinh nghiệm từ ANZ Việt Nam 1.6.2.1. Giới thiệu về ANZ Việt Nam
ANZ được thành lập tại Australia hơn 150 năm trước. Từ đó đến nay ANZ đã phát triển thành một tập đoàn ngân hàng và tài chính quốc tế lớn. ANZ cũng là ngân hàng hàng đầu của Australia tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, ANZ là một trong 50 ngân hàng lớn nhất thế giới. Với hàng nghìn đại lý, hệ thống vận hành hiện đại, kỹ thuật hàng đầu thế giới và giải pháp tài chính sâu rộng, hiện nay ANZ đã được hơn 6 triệu khách hàng trên thế giới chọn làm đối tác tin cậy.
Tại Việt Nam, ANZ là ngân hàng nước ngồi nói tiếng Anh đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội vào năm 1993. Sau 15 năm hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ANZ đã được cấp phép về nguyên tắc để thành lập ngân hàng con (100% vốn nước ngoài) vào ngày 09/10/2008 và có trụ sở tại Hà
Nội. Đến nay, ANZ đã có tám chi nhánh và phịng giao dịch ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và văn phịng đại diện tại Cần Thơ, ANZ cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ các sản phẩm tài chính cá nhân tới các giải pháp tài chính doanh nghiệp tiên tiến.
1.6.2.2. Kinh nghiệm về phát triển mạng lưới
ANZ tập trung vào các thị trường trọng điểm như Úc và New Zealand cũng như tại Châu Á, Thái Bình Dương, Vương quốc Liên hiệp Anh, châu Âu và Mỹ. Chính
mạng lưới rộng khắp này đã giúp ANZ Việt Nam chiếm ưu thế trong lĩnh vực
TTQT đặc biệt là thanh tốn bằng phương thức TDCT. Bởi vì với mạng lưới rộng khắp thì khả năng các doanh nghiệp trao đổi mua bán hàng hóa với nhau có thể giao dịch với cùng hệ thống ngân hàng ANZ. Và khi đó sẽ giúp ANZ Việt Nam thơng báo LC và tu chỉnh LC (nếu có) cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhanh chóng và ngược lại LC và tu chỉnh LC (nếu có) sẽ thơng báo cho doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ngoài một cách nhanh hơn bao giờ hết.
1.6.2.3. Kinh nghiệm về đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ TTQT
Ngoài các sản phẩm đặc thù như tài trợ thương mại xuất nhập khẩu vốn có đối
với phương thức TDCT của các ngân hàng thì ANZ Việt Nam còn tranh thủ được
lợi thế: hệ thống mạng lưới rộng khắp trên thế giới nên rất am hiểu về thị trường tại các nước sở tại và nhờ đó đã giúp ANZ Việt Nam đề ra những dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong việc chọn phương thức thanh toán phù hợp, chọn điều kiện giao hàng và tư vấn các rủi ro cho doanh nghiệp trong q trình soạn thảo hợp đồng ngoại thương v.v…Chính điều này đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp Việt Nam đến giao dịch TTQT tại ANZ Việt Nam như chọn ANZ Việt Nam là ngân hàng mở LC hay là ngân hàng thông báo LC, tu chỉnh LC (nếu có) và ngày càng gia tăng lợi nhuận trong lĩnh vực TTQT bằng phương thức TDCT.
1.6.2.4. Kinh nghiệm về nguồn nhân lực
ANZ Việt Nam ln thực hiện chính sách đãi ngộ nhân viên có sức hấp dẫn và cạnh tranh với phương châm: “Lợi thế cạnh tranh của ANZ phụ thuộc vào sự phát triển không ngừng của mỗi nhân viên”, ANZ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho mỗi nhân viên chứng tỏ khả năng của mình. ANZ thường tổ chức những khóa học nghiệp vụ nhằm trao dồi kiến thức cho nhân viên và nếu nhân viên nào giỏi sẽ có cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Ngồi ra ANZ cịn đưa ra những chương trình hỗ trợ nhân viên trong việc vay mua nhà, cho vay giúp đỡ người thân để họ có thể yên tâm cơng tác góp phần tăng chất lượng phục vụ khách hàng.
1.6.2.5. Kinh nghiệm về liên doanh liên kết với ngân hàng trong nước
Để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, vào 08/08/2005 ANZ đã chọn Sacombank làm đối tác chiến lược. Với mạng lưới và quy mô của Sacombank kết hợp với sự quản lý, quản trị tốt của ANZ đã làm Sacombank ngày càng phát triển. Và khi
doanh nghiệp Việt Nam đã biết được tên tuổi của ANZ thì vào ngày 09/10/2008,
ANZ đã quyết định thành lập ngân hàng con với 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên vào ngày 10/01/2012, ANZ đã hồn tất việc thối vốn tại Sacombank (với tỷ lệ nắm
giữ là 9.61% cổ phần STB tương đương 103 triệu cổ phiếu) để tập trung hơn nữa
cho ngân hàng con của mình.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam
Dựa vào bài học kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT tại HSBC Việt Nam, ANZ Việt Nam, các ngân hàng TMCP Việt Nam cần nhận thấy rằng để đẩy mạnh hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT thì các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong chiến lược phát triển mạng lưới trong nước và ngồi nước (đó là những nước mà doanh nghiệp Việt Nam có giao dịch thanh tốn xuất nhập khẩu thường xun) để q trình thanh tốn bằng phương thức TDCT diễn ra một cách nhanh chóng hơn, kết hợp với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ TTQT kèm theo những chính sách ưu đãi trong nghiệp vụ tài trợ thương mại cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT. Bên cạnh đó các ngân
hàng cần chú trọng việc triển khai các tiện ích của sản phẩm TTQT bằng phương thức TDCT thông qua mạng internet để tiết kiệm thời gian giao dịch giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Đặc biệt cần có chính sách đãi ngộ, đào tạo, tái đào tạo đối với đội ngũ nhân viên TTQT để họ yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như tạo mơi trường để họ có thể phát triển tài năng của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để có thể tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động TTQT bằng phương thức
TDCT thì trước hết phải nắm vững được các khái niệm cơ bản như hoạt động
TTQT là gì, LC là gì, phương thức TDCT là phương thức như thế nào, các đối tượng tham gia trong quy trình thanh tốn bằng phương thức TDCT gồm những ai và rủi ro xảy ra đối với từng đối tượng tham gia vào quy trình này gồm những gì và
có bao nhiêu loại LC để từ đó đề ra những giải pháp thiết thực. Chính vì vậy,
Chương 1 của luận văn tập trung vào lý luận cơ bản của hoạt động TTQT bằng
phương thức TDCT.
Tuy nhiên để đẩy mạnh hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT khơng
chỉ địi hỏi ngân hàng TMCP không đơn thuần hiểu rõ về rủi ro để hạn chế rủi ro khi tham gia vào phương thức TDCT mà còn phải đề ra các chiến lược thu hút hơn
nữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu đến giao dịch TTQT bằng phương thức TDCT.
Vì thế việc tìm hiểu kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài như HSBC Việt
Nam, ANZ Việt Nam trong hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT thể hiện tại
Chương 1 mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với một ngân hàng TMCP muốn đẩy mạnh hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH- GP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số