Giải pháp về phí dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 88 - 91)

3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng

3.3.6. Giải pháp về phí dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT

3.3.6.1. Giải pháp về phí dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT:

Theo bảng 2.11 ở Chương 2 ta thấy biểu phí TTQT bằng phương thức TDCT của ACB khá cạnh tranh so với các ngân hàng hiện nay. Cho nên nếu chỉ dựa vào biểu phí hiện hành thì ACB khó lịng thu hút khách hàng đến giao dịch TTQT. Vì vậy địi hỏi ACB cần phải thiết lập các tiêu chí ưu đãi về phí TTQT cho các doanh nghiệp có hoạt động ngoại thương để biến biểu phí TTQT hiện nay trở nên linh hoạt hơn, uyển chuyển hơn để phù hợp với từng doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu chí sau để doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi về phí TTQT bằng phương thức TDCT như sau:

 Doanh số và phí TTQT bằng phương thức TDCT mà doanh nghiệp đã mang

lại hay sẽ mang lại cho ACB

 Doanh số vay ACB và lãi vay mà doanh nghiệp đã mang lại cho ACB.

 Thời gian gắn bó với ACB và sự uy tín của doanh nghiệp trong các giao dịch

TTQT bằng phương thức TDCT (như thanh toán bộ chứng từ LC nhập khẩu đúng hẹn, trả tiền vay đúng hạn, bổ sung chứng từ đúng quy định của ACB)

 Số lượng ngoại tệ USD mà doanh nghiệp bán lại cho ACB

 Khu vực hoạt động của doanh nghiệp nằm trong danh mục khu vực tại Việt

 Loại hàng hóa xuất nhập khẩu hay thị trường xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu những hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu chủ đạo bằng phương thức TDCT tại ACB hay có thị trường xuất nhập khẩu nằm trong danh mục thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo tại ACB.

Theo số liệu phân tích ở Chương 2 (tham khảo bảng 2.12, 2.14, 2.16, 2.17, 2.19,

2.20) ta thấy như sau:

Hàng hóa xuất khẩu chủ đạo tại ACB là dệt may, gạo, thủy sản, cao su, giày

dép, dầu thơ. Hàng hóa nhập khẩu chủ đạo tại ACB là nguyên liệu ngành

dệt, hạt nhựa, phân bón, sắt thép, hàng điện tử và CNTT.

Thị trường xuất khẩu chủ lực tại ACB là EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn

Quốc, Singapore, Nhật Bản, Phillipine. Thị trường nhập khẩu chủ lực tại ACB là Hòa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia.

Khu vực có doanh số xuất khẩu cao tại ACB là khu vực Tp.HCM, Miền

Bắc, Miền Tây Nam Bộ. Khu vực có doanh số nhập khẩu cao tại ACB là khu vực: Tp.HCM và Miền Bắc

Hiện nay tiêu chí ưu đãi về phí TTQT đối với phương thức thanh toán bằng LC dựa vào khu vực hoạt động, hàng hóa xuất nhập khẩu hay thị trường xuất nhập khẩu vẫn

chưa được một ngân hàng nào triển khai. Vì vậy nếu ACB nhanh chóng đưa ra

khung phí TTQT hợp lý theo những tiêu chí này thì sẽ khơng những duy trì quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp hiện hữu mà còn thu hút nhiều doanh nghiệp mới hiện đang giao dịch TTQT bằng phương thức TDCT tại các ngân hàng bạn.

 Loại hàng hóa xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam nhưng hiện nay không

giao dịch tại ACB:

Cụ thể căn cứ vào bảng 2.13 và bảng 2.15 ta thấy rằng hàng hóa xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam mà hiện khơng có một doanh nghiệp nào giao dịch tại ACB là: Gỗ, cà phê, xăng dầu và đặc biệt là điện thoại. Còn hàng hóa nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam mà hiện khơng có một doanh nghiệp nào giao dịch tại ACB là: Xăng dầu và ô

những doanh nghiệp xuất nhập khẩu những mặt hàng này thì sẽ góp phần tăng thu nhập phí TTQT cho ACB.

Ngồi các tiêu chí ưu đãi về phí dịch vụ TTQT thì địi hỏi ACB cần phát triển thêm dịch vụ mới để gia tăng thu nhập phí TTQT cho ACB. Chẳng hạn như dựa vào bảng 2.11 ở Chương 2 ta thấy rằng hiện nay ACB không triển khai dịch vụ lập bộ chứng từ LC xuất khẩu thay cho khách hàng. Trong khi dịch vụ này có thể giúp tận dụng được thế mạnh về trình độ chun mơn, sự am hiểu các thông lệ quốc tế về kiểm

chứng từ cũng như trình độ đọc và hiểu LC (tu chỉnh LC nếu có) của nhân viên

kiểm tra chứng từ của Bộ phận kiểm tra chứng từ tại Trung tâm TTQT cũng như sẽ giúp cho khách hàng rút ngắn thời gian trong việc lập bộ chứng từ và gia tăng khả

năng nhận được tiền thanh toán nhanh dựa vào bộ chứng từ phù hợp.Vì vậy ACB

cần nhanh chóng triển khai dịch vụ này nhằm tăng tính cạnh tranh với ngân hàng bạn và gia tăng thu nhập phí TTQT.

3.3.6.2. Giải pháp về tỷ giá:

Hiện nay đa phần các giao dịch thanh toán ngoại thương tại ACB đều tập trung chủ yếu vào USD. Vì vậy việc quyết định giá bán USD đối với doanh nghiệp nhập khẩu và giá mua USD đối với doanh nghiệp xuất khẩu là một điều hết sức khó khăn

cho ACB. Đòi hỏi ACB phải linh hoạt điều chỉnh tỷ giá mua bán USD theo từng

thời điểm cụ thể để tỷ giá USD/VND tại ACB mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng bạn (Đặc biệt là so với các ngân hàng nước ngoài HSBC, ANZ, Citibank vốn dồi dào về nguồn ngoại tệ).

Với tình hình khan hiếm USD hiện nay thì để đáp ứng nhu cầu về số lượng

USD và về giá bán USD cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc thanh tốn bộ chứng từ LC nhập khẩu thì ACB cần phải có chính sách thu hút USD. Cụ thể: Tăng lãi suất tiền gởi tiết kiệm bằng USD, chương trình khuyến mãi tặng quà đối với các cá nhân nhận kiều hối USD tại ACB hay tỷ giá mua USD cao hơn các ngân hàng bạn để các doanh nghiệp có USD ưu tiên bán USD cho ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)