3.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
3.3.5. Giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT
Nhìn chung các sản phẩm dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT tại các ngân hàng hiện nay khá tương đồng nhau. Vì vậy để tạo sự khác biệt ACB cần phải đưa
ra các sản phẩm TTQT bằng phương thức TDCT mới và độc đáo nhằm tăng tính
cạnh tranh với các ngân hàng bạn.
Cụ thể:
Đối với nhà nhập khẩu sử dụng phương thức thanh toán bằng LC:
Đối với những doanh nghiệp mua hàng hóa qua trung gian có thể áp dụng loại thanh toán phù hợp như LC giáp lưng, LC chuyển nhượng.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ nên áp dụng loại LC tuần hoàn Đối với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm hàng hóa là thực phẩm,
nơng sản mau hư hỏng nên áp dụng LC dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên xuất nhập khẩu.
Đối với doanh nghiệp muốn được thanh toán LC trả chậm nhưng người thụ hưởng lại nhận được tiền ngay thì sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán LC trả chậm- thanh toán trả ngay (Tham khảo Phụ lục 4). ACB là ngân hàng thứ 4 triển khai dịch vụ này sau Techcombank, Seabank, ABbank nhưng dịch vụ này chưa thật sự khác biệt so sánh với các ngân hàng bạn. Vì vậy ACB cần nghiên cứu để tạo sự khác biệt như:
+ Ngồi USD thì mở rộng mở LC dạng này với một số ngoại tệ mạnh khác
như EUR, SGD, JPY.
+ Nới rộng thời hạn trả chậm từ 90 ngày lên 360 ngày để giảm gánh nặng tài
+ Nới rộng số lượng ngân hàng đại lý triển khai dịch vụ này cho ACB ngoài hai ngân hàng hiện hữu là Citibank và Wellsfargo.
+ Đề nghị các ngân hàng đại lý triển khai dịch vụ này tại hầu hết các chi nhánh của họ trên thế giới chứ khơng gói gọn tại một số quốc gia như hiện nay (Tham khảo Phụ lục 4)
Đối với nhà xuất khẩu sử dụng phương thức thanh toán bằng LC:
Phát hành LC chuyển nhượng (Tranferred LC) từng phần cho người thụ hưởng thứ hai tại nước ngồi chứ khơng chỉ áp dụng riêng cho người thụ hưởng thứ hai tại Việt Nam.