2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB
2.3.1.3 Xác định cơ hội và thách thức của VCB
a) Cơ hội (Opportunities)
- Kinh tế chính trị - ổn định.
- Hội nhập với thế giới tạo cơ hội cho các NHTM học hỏi phương pháp quản trị tiên tiến, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ.
- Thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng của người dân khơng ngừng gia tăng. Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng dần được cải thiện.
- Thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến cũng được quan tâm nhiều hơn. - Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng thấp. Đây là một cơ hội, cũng là một thị trường đầy tiềm năng để các ngân hàng phát triển thêm khách hàng.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước đang thay đổi, khuyến khích việc phát triển thương mại điện tử, pháp luật cho TMĐT cũng hoàn chỉnh hơn.
- Ngân hàng cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình thơng qua việc phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
b) Thách thức (Threats)
- Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông Việt Nam chưa tốt, các sự cố về viễn thơng có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
- Tội phạm công nghệ cao cũng khơng ngừng gia tăng. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các cổng thanh toán lại được giới hacker quan tâm nhiều nhất.
- Công nghệ phát triển nhanh, chu kì ngắn, tạo nguy cơ tiềm ẩn tụt hậu công nghệ. - Pháp luật về vấn đề giao dịch trong thương mại điện tử chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch, chủ yếu về biện pháp chế tài đối với người gây ra thiệt hại.
- Thu nhập, hiểu biết của người dân còn hạn chế so với nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm công nghệ hiện đại như ngân hàng trực tuyến.
- Cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng nước ngoài và cả những ngân hàng trong nước, đặc biệt trong mảng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
- Các sản phẩm liên kết, hỗ trợ như cổng thanh tốn cũng chính là sản phẩm thay thế dịch vụ ngân hàng trực tuyến.