Mục tiêu, nhiệm vụ của VCB đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam đến năm 2020 (Trang 82 - 85)

3.1.1 Định hướng phát triển chung của VCB

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XI, cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính là một trong 3 lĩnh vực quan trọng nhất. Trên cơ sở theo sát định hướng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, VCB sẽ chủ động, tích cực sắp xếp, tái cơ cấu thơng qua việc ra sốt, củng cố và hồn thiện các mặt hoạt động cảu mình; tập trung hồn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển VCB giai đoạn 2011-2020; phối kết hợp hài hòa, nhịp nhàng với đối tác chiến lược Mizuho để tạo ra những bước đột phá căn bản trong quản trị và hoạt động kinh doanh theo phương châm "Đổi mới - Chuẩn mực - An tồn - Hiệu quả".

Theo đó, VCB định hướng phát triển trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Về mơ hình phát triển, tổ chức bộ máy, mạng lưới và lao động:

- Tiếp tục hồn thiện mơ hình phát triển theo chiến lược của VCB. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty con

- Tiếp tục rà sốt, chuẩn hóa mơ hình tổ chức tại Hội sở chính và các chi nhánh - Đẩy mạnh và đổi mới cơng tác nhân sự.

Về vốn, tín dụng và đầu tư:

- Tiếp tục tăng cường huy động vốn. Đẩy mạnh triển khai huy động vốn ở các địa bàn kinh tế phát triển, có tiềm năng.

- Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác:

- Đa dạng hóa và tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. - Giữ vững thị phần về thanh toán và doanh số thẻ.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại

Quản trị rủi ro

- Đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động.

- Tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. - Nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm tốn nội bộ.

Quan hệ với đối tác chiến lược, các cổ đông và nhà đầu tư

- Hợp tác chặt chẽ, tồn diện trên cơ sở cùng có lợi với đối tác chiến lược Mizuho. - Chủ động hơn trong qua hệ và duy trì cơ chế thơng tin với cổ đổng, nhà đầu tư.

Một số nội dung khác:

- Tăng cường vai trò của CNTT đối với quản trị, sớm xây dựng hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị, điều hành

- Tiếp tục rà sốt, hồn thiện các Quy chế đã ban hành, xây dựng các quy chế mới phù hợp với luật TCTD 2010 và văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của VCB.

3.1.2 Định hướng phát triển công nghệ và ngân hàng trực tuyến tại VCB

Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet Banking được xem như một trong những phương tiện chủ lực để VCB cạnh tranh với các đối thủ trong ngành trong mảng bán lẻ với các định hướng giai đoạn 2011-2020 như sau: - Hồn thiện hệ thống CNTT; trong đó, nâng cấp Core Banking là nhiệm vụ hàng đầu bởi đây là nền tảng để phát triển mọi ứng dụng trong khi hệ thống Silverlake hiện

tại đã lạc hậu, hạn chế về tốc độ xử lý và khơng cịn đáp ứng được nhu cầu mở rộng trong tương lai gần.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống mạng, an ninh mạng và nhóm phát triển các ứng dụng CNTT chuyên nghiệp.

- Ứng dụng CNTT trong quản lý, nâng cao ý thức, tầm nhìn của tồn bộ nhân viên về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, quản lý.. - Đánh giá tầm quan trọng của các sản phẩm hiện đại, đặc biệt ngân hàng trực tuyến là công cụ cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng khác.

- Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các hãng sản xuất công nghệ, các tổ chức tài chính, các đối tác để phát triển các sản phẩm chất lượng cao, mang lại những trải nghiệm mới cho khách hàng.

- Mở rộng thị trường cho dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến, mở rộng mạng lưới khách hàng đến những tỉnh thành chưa có điểm giao dịch, kể cả thị trường khu vực và thế giới.

3.2 Phân tích các chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB 3.2.1 Cơ sở để xây dựng các giải pháp

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

Trên cơ sở phân tích mơi trường kinh tế vĩ mơ, vi mơ, phân tích các yếu tố nội bộ của VCB, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của VCB; nhận thức các cơ hội và thách thức đối với VCB trong sự phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Trên cơ sở phân tích “Định hướng phát triển ngân hàng VCB trong giai đoạn 2011-2020”.

Trên cơ sở phân tích cuộc khảo sát ý kiến khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng trực tuyến của VCB vào tháng 08 năm 2013.

3.2.2 Các chiến lược hình thành từ phân tích ma trận SWOT Bảng 3.1: Ma trận SWOT của VCB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam đến năm 2020 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)