Nguồn vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 KÊNH HUY ĐỘNG VỐN TRUYỀN THỐNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

1.3.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn tự có của các cá nhân, DN, tổ chức … trong kinh doanh BĐS.

CĐT dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án. NĐ 153 quy định mức vốn tự có:

- Đối với dự án khu đô thị mới và dự án hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp thì khơng thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án.

- Đối với dự án khu nhà ở thì khơng thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mơ sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mơ sử dụng đất trên 20ha trở lên.

CĐT có trách nhiệm chứng minh năng lực tài chính của mình để thực hiện dự án thông qua việc lập danh mục các dự án đang thực hiện đầu tư, trong đó nêu rõ tổng vốn đầu tư của từng dự án.

Vốn tự bỏ ra yêu cầu NĐT bán một phần quyền sở hữu của công ty để thu lại vốn đầu tư. Một bước quan trọng và cơ bản trong việc sử dụng vốn tự bỏ ra là tìm kiếm NĐT sẵn sàng trả tiền cho dự án; tuy nhiên lượng vốn tự bỏ ra sử dụng có thể sẽ phụ thuộc vào khả năng tự nguyện chia sẻ quyền quản lý cho NĐT đang rất bị lôi cuốn vào hoạt động này. Bằng cách bán lợi ích vốn chủ sở hữu, công ty sẽ hy sinh một phần quyền quản lý. Việc bán một tỷ lệ phần trăm lợi ích sở hữu của cơng ty có thể đồng nghĩa với việc hoạt động đầu tư của công ty sẽ mang tính ngắn hạn, trừ khi cơng ty vẫn nắm phần lớn lợi ích sở hữu và kiểm sốt việc kinh doanh.

Bảng 1.3: Ưu và nhược điểm khi sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu

Ưu điểm Nhược điểm

- CĐT có tồn quyền chủ động quyết định sử dụng mà không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào. - Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu nếu DN làm ra được lợi nhuận.

- DN không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu.

- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của DN

- Giúp DN dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các NH, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đơng.

- Chi phí huy động tương đối cao

- Phân tán quyền kiểm soát của cơng ty, nên có thể làm giảm lợi ích của các cổ đông.

- Không phải DN nào cũng có thể phát hành cổ phiếu.

- Khả năng huy động có hạn và phụ thuộc vào thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)