TIẾN HÀNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 99 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.6 TIẾN HÀNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP

Dưới sức ép của môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, các DN buộc phải phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để tồn tại là M&A các công ty khác. Những DN đủ năng lực mua lại DN khác nhằm tạo ra một DN mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, đạt hiệu quả vận hành cao,… Đối với những DN BĐS đang làm ăn thua lỗ, thiếu vốn hoạt động thì đây là cách làm tốt trong tình hình hiện nay. Cịn với những DN có đủ khả năng, thừa vốn thì đây là hình thức xâm nhập nhanh nhất vào thị trường BĐS, có nhiều cơ hội để lựa chọn những dự án tốt, đặc biệt là các cơng ty nước ngồi vì chi phí thâm nhập thị trường BĐS rất cao. Có 44,19% đồng ý và 11,63% hoàn toàn đồng ý rằng tiến hành mua bán và sáp nhập nhằm gia tăng lợi ích của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lợi ích của hoạt động M&A đó chính là tính cộng hưởng trong hoạt động M&A. Cộng hưởng là động cơ quan trọng giải thích cho mọi thương vụ M&A. Cộng hưởng làm nâng cao giá trị của DN mới. DN đi mua hoặc DN bán hoặc cả hai đều có khả năng hưởng giá trị tăng thêm này. Lượng giá trị tăng thêm có được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như sau:

- Tăng sức mạnh thị trường: Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành là

một trong những mục tiêu của M&A là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng thị phần, mở rộng các kênh marketing, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, vị thế của DN mới sau khi thâu tóm sẽ tăng lên trong mắt các NĐT, đặc biệt thuận lợi cho DN nhỏ khi cần kêu gọi góp vốn đầu tư. Bên cạnh đó khi DN chiếm thị phần lớn, họ ít nhiều tác động lên giá cả.

- Tính kinh tế của quy mơ: Quy mơ lớn sẽ khiến cho chi phí tính trên một đơn

vị sản phẩm đầu ra nhỏ. Để duy trì cạnh tranh, các DN ln cần vị trí đỉnh cao của phát triển kỹ thuật và công nghệ. Thơng qua việc M&A, DN mới có thể tận dụng công nghệ của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Giảm lao động không cần thiết: Hoạt động M&A thường có khuynh hướng

giảm việc làm ở một số bộ phận không cần thiết như nhân sự ở các bộ phận hỗ trợ hoặc gián tiếp, ví dụ các cơng việc văn phịng, tài chính kế tốn, … Việc giảm thiểu vị trí cơng việc, tinh giảm nhân sự cũng đồng thời với việc đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp để các DN loại bớt những vị trí làm việc kém hiệu quả, giảm bớt gánh nặng về chi phí, gia tăng lợi nhuận cho DN.

- Thâm nhập thị trường mới và lĩnh vực kinh doanh mới: Muốn thâm nhập

vào một thị trường BĐS và sản xuất một dòng sản phẩm mới mà DN khơng hồn tồn nắm bắt được phương pháp sản xuất sản phẩm, cách nhanh nhất là sáp nhập với một DN đang hoạt động trên thị trường có dịng sản phẩm đó. Bởi lẽ, nếu phát triển tuần tự, dù nỗ lực nhiều năm chưa chắc DN đã khẳng định được vị trí hoặc đạt được quy mơ cần thiết để cạnh tranh hiệu quả. Mặt khác, nếu thành lập DN mới có thể làm tăng số lượng nhà cung ứng tăng cạnh tranh, thậm chí gây ra “chiến tranh về giá” khiến lợi nhuận DN giảm.

Mặt khác, sáp nhập cũng giúp DN nhận sáp nhập tận dụng chất xám, kỹ thuật của DN kia. Ví dụ, sáng kiến có tính đột phá của một số nhân viên khơng được ứng dụng ở DN nhỏ do DN này không quan tâm hoặc khơng có đủ năng lực để sản xuất sản phẩm trên diện rộng hoặc tung sản phẩm ra thị trường hiệu quả. DN mua ý thức được doanh số bán sản phẩm của mình đang có nguy cơ giảm sút và việc nắm bắt được chất xám, kỹ thuật sản xuất sản phẩm của DN nhỏ kia là có lợi. DN mua sẽ sử dụng các kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và kinh nghiệm của mình để phát huy thế mạnh kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Rõ ràng là, đối với cả hai DN việc sáp nhập thành một sẽ có lợi hơn là đứng riêng lẻ.

- Tiết kiệm khoản thuế phải nộp: nếu một DN sáp nhập với một DN làm ăn thua lỗ, số lỗ đó sẽ được trừ vào lãi hiện thời của DN nhận sáp nhập, nhờ đó DN nhận sáp nhập được giảm thuế thu nhập phải nộp. Theo quy định hiện tại thì các DN được chuyển lỗ 5 năm.

- Tăng hiệu quả quản lý: Nếu trình độ quản lý của lãnh đạo DN A tốt hơn DN

B, rõ ràng là khi sáp nhập lại sẽ tốt hơn cho DN B. Việc sáp nhập này sẽ góp phần làm tăng phúc lợi xã hội nói chung và phúc lợi của bản thân các DN nói riêng.

- Giảm rủi ro: Trong loại hình sáp nhập cônggơ-lô-mê-rát, do việc sáp nhập giúp mở rộng phạm vi thị trường và đa dạng hố dịng sản phẩm kinh doanh nên thu nhập của DN sẽ ít biến động hơn trước khi sáp nhập, do đó rủi ro sẽ được giảm bớt.

Ngồi ra, mục tiêu mà DN lựa chọn sáp nhập cũng có thể đơn thuần như sáp nhập để duy trì sự tồn tại, sáp nhập là phương thức đầu tư tiền nhàn rỗi thay vì trả lại cho cổ đơng hoặc thậm chí sáp nhập xuất phát từ sai lầm của lãnh đạo DN khi đánh giá cơ hội sáp nhập lạc quan hơn thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)