NHU CẦU VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 NHU CẦU VỐN CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BĐS

Điểm nổi bật của thị trường BĐS trong những tháng đầu năm 2011 là việc áp dụng NĐ 71 từ ngày 08/08/2010 đã hạn chế nhất định sự tham gia của giới đầu cơ, và vì vậy làm cho thị trường BĐS có ít khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Không những vậy, sự thiếu vắng bộ phận này sẽ làm cho thị trường BĐS trong thời gian tới có khả năng chững lại. Tuy vậy, về dài hạn NĐ 71 sẽ minh bạch hóa thị trường, giúp hoạt động đầu tư trở nên chuyên nghiệp hơn.

Sự biến động giá vàng và USD trong thời gian qua đã kìm hãm đà phục hồi của thị trường BĐS. Giá vàng tăng mạnh, kết hợp với việc giảm giá đồng nội tệ đã đẩy giá bán BĐS tính theo giá vàng và USD tăng cao. Đây là lực cản lớn cho thị trường BĐS trong thời gian vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong thời gian tới. Đà tăng của giá vàng và USD vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Một số nhận định cho rằng tỷ giá USD và vàng có thể tiếp tục tăng cao vào các tháng cuối năm. Dòng tiền sẽ bị phân tán sang hoạt động đầu tư vào USD và vàng. Đồng thời giá USD và vàng tăng cao sẽ làm cho giá bán BĐS tiếp tục tăng cao, hạn chế sự tiếp cận của phía cầu.

Lãi suất trong nước tiếp tục đứng ở mức cao. Mặt bằng lãi suất hiện tại theo quy định của NN vào khoảng 21% đối với các khoản vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, nhiều NĐT cho biết lãi suất cho vay trên thực tế còn cao hơn. Mức lãi suất khá cao này đã hạn chế dịng vốn chảy vào BĐS.

Tín dụng BĐS sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi Thơng tư 13, Nghị quyết 11/NQ- CP, Chỉ thị 01/CT-NHNN lần lượt ra đời. Với áp lực lạm phát và giảm giá tiền tệ, nhiều khả năng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục duy trì đến cuối năm 2011. Việc giảm lãi suất trong thời gian tới sẽ trở nên khó khăn hơn và là lực cản đối với dòng tiền chảy vào thị trường BĐS.

Triển vọng dài hạn của thị trường BĐS đến từ khả năng duy trì tốc độ phát triển kinh tế của VN. Tốc độ tăng trường GDP của năm 2010 đạt 6.78%, và định hướng trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 6%. Đây chính là yếu tố quan trọng để ổn định và phát triển thị trường BĐS.

Trong báo cáo phân tích số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở VN 2009, BXD dự báo về nhu cầu về nhà ở và vốn đầu tư để phát triển nhà ở đến năm 2015. Cụ thể: Dân số VN ước tính đạt 91,5 triệu người, do đó diện tích nhà ở cần đáp ứng cho cả thành thị và nông thôn sẽ vào khoảng 1.966,6 triệu m2 (bình quân 21,5m2 sàn xây dựng/người). Để hoàn thành chỉ tiêu này, nhu cầu vốn đầu tư vào nhà ở dự tính khoảng 2.205.000 tỉ đồng (tương đương 100 tỉ USD), trung bình, mỗi năm cần khoảng 20 tỉ USD vốn đầu tư. Trong khi đó trên thực tế, các kênh huy động vốn lại chưa đáp ứng được.

Báo cáo của NHNN cho thấy, ước đến hết ngày 31.12.2010, khoảng 228.000 tỉ đồng đã được rót vào thị trường BĐS thơng qua hình thức cho vay (tăng 23,5% so với năm ngối). Các tổ chức tín dụng cũng thơng qua các sản phẩm tín dụng thích hợp để cung ứng vốn tín dụng cho các đối tượng đã có nhu cầu về BĐS như cho vay mua nhà, thuê BĐS... Tuy nhiên, số tiền trên vẫn chưa đáp ứng được khoản tiền mà thị trường đang cần từ nay đến hết năm 2015. Thị trường BĐS mỗi năm cần khoảng 20 tỉ USD vốn đầu tư. Theo một số chuyên gia, với nhu cầu nhà ở tăng mạnh mẽ như hiện nay, nếu NN khơng có chính sách hợp lý điều chỉnh dòng tiền vào thị trường, nhiều khả năng thị trường BĐS sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu vốn cục bộ tại nhiều phân khúc.

UBND TPHCM vừa có báo cáo Thủ tướng về dự kiến kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010 bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Theo đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư trong năm 2010 hơn 33.665 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự kiến nguồn vốn ngân sách TP dành để chi cho đầu tư phát triển trong năm 2010 chỉ 14.044 tỉ đồng.

Như vậy, nếu so với tổng nhu cầu vốn đầu tư chỉ đạt 41,72%. Thành phố đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung 898 tỉ đồng. Cạnh đó, UBND thành phố kiến nghị trung ương sớm xác định cụ thể các nguồn vốn để thực hiện dự án. Trước mắt, trong năm 2010, xem xét bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố 300 tỉ đồng từ nguồn vốn TP chính phủ để đầu tư xây dựng ngay hai tuyến đê bao và ba cống lớn trên tuyến đê bao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bất động sản từ năm 2011 đến năm 2015 (Trang 68 - 70)