KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG vấn đề lý LUẬN cơ bản về xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 27 - 31)

GIỚI1

1.4.1 Malaysia

Công ty quản lý tài sản quốc gia (Danaharta): thành lập tháng 6/1998 trên cơ sở Đạo luật 587, có chức năng giải quyết nợ xấu của các tổ chức tài chính, do Bộ Tài chính quản lý. Vốn ban đầu do Bộ Tài chính cấp, đƣợc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; có quyền áp đặt việc thanh lý tài sản và quyền chỉ định quản trị viên đặc biệt tại tổ chức mà họ mua nợ. Danaharta đã thành công trong việc xử lý NPLs. Danaharta đã mua 23.1 tỷ RM, tƣơng đƣơng 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đƣa nợ xấu

1

của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ đƣợc thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ cho AMC. Mức chiết khấu bình qn là 57%

Cơng ty tái cấp vốn ngân hàng (Danamodal): Là một công ty con của Ngân hàng Trung ƣơng Malaysia, đƣợc thành lập ngày 10/8/1998 theo Kế hoạch Khôi phục kinh tế quốc dân do Hội đồng hành động Kinh tế Quốc gia ban hành. Nguồn vốn bao gồm 3 tỉ RM do NHTW cấp, 10 tỉ RM vốn trái phiếu phát hành trong nƣớc và 1 tỉ RM vốn nƣớc ngồi. Mục đích là tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng. Trƣớc khi tái cấp vốn, công ty này tiến hành đánh giá thực trạng hệ thống ngân hàng. Danamodal đã bơm 6.4 tỷ RM vào 10 tổ chức tài chính để loại bỏ đi rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng. Kết quả, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tăng lên 12.7%.

1.4.2 Hàn quốc

Công ty quản lý tài sản Hàn quốc (KAMCO) đƣợc thành lập từ năm 1962 với quy chế là công ty con của Ngân hàng Phát triển Hàn quốc. Đến năm 1999, nguyên tắc hoạt động của KAMCO đƣợc sửa đổi để mở rộng chức năng của KAMCO thành ngân hàng xử lý nợ xấu của các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp nợ nhiều, đồng thời thành lập Quỹ quản lý nợ xấu (NPAMF). Vốn của NPAMF năm 1998 là 20,573 nghìn tỉ Won. Ngồi việc quản lý NPAMF, KAMCO cịn đƣợc vay tiền của Bộ Tài chính và lập ra 3 công ty liên doanh tái cấu trúc doanh nghiệp (CRC) để mua bán nợ. Theo đó, KAMCO mua các khoản nợ xấu từ những ngân hàng với giá thị trƣờng (36% mệnh giá NPLs). KAMCO sẽ thanh toán bằng trái phiếu do công ty phát hành đƣợc đảm bảo bởi Chính phủ nhằm giảm thiểu việc ghi bằng tiền mặt. Bằng cách này, các khoản nợ xấu của những ngân hàng đƣợc thay thế bằng tài sản an toàn, cụ thể là trái phiếu đƣợc đảm bảo bởi Chính phủ.

Với những chính sách đúng đắn của Chính phủ Hàn Quốc, nợ xấu ở khu vực ngân hàng giảm xuống nhanh chóng, từ 8.3% từ cuối năm 1998 xuống còn 2.3% vào cuối năm

2002 và đến năm 2005 chỉ còn 1%. Hai mƣơi ngân hàng vƣợt qua đƣợc cơn khủng hoảng đã có lợi nhuận, cung cấp dịch vụ ngân hàng tốt hơn và mở rộng quy mô. Tháng 11 năm 2002, KAMCO đã xử lý 2/3 khoản nợ trên tổng số nợ đã mua.

1.4.3 Indonesia

Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng (IBRA) và Cơ quan tái cấu trúc nợ (IDRA) đƣợc thành lập năm 1998 để điều phối việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lƣợc tái cấp vốn ngân hàng, các ngân hàng đƣợc đánh giá và phân loại thành 3 nhóm theo tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR):

- Nhóm có CAR < -25% bị buộc phải đóng cửa;

- Nhóm có CAR > 4% đƣợc tiếp tục hoạt động và phải tăng CAR lên 8%;

- Nhóm có CAR từ -25% đến 4% đƣợc đƣa vào chƣơng trình tái cấp vốn để đạt mức 4%, với điều kiện chủ sở hữu ngân hàng phải góp ít nhất 20% và Chính phủ góp 80%. Sau 3 năm chủ sở hữu ngân hàng có thể mua lại cổ phần của Chính phủ, nếu khơng thì sau 5 năm, Chính phủ bán lại cổ phần cho nhà đầu tƣ khác.

Tiền để IBRA tái cấp vốn cho các ngân hàng là từ nguồn phát hành trái phiếu chính phủ. Indonesia phải mất 50% giá trị GDP cho việc xử lý nợ xấu đi kèm với đó là hàng loạt các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng phải phá sản. Nhờ vậy, Indonesia đã giữ đƣợc tỷ lệ lạm phát dƣới 20% và giữ thâm hụt ngân sách dƣới 1% GDP trong những năm cuối thế kỷ 20. Khoảng 50% nợ xấu đã đƣợc xử lý

1.4.4 Thái Lan

Năm 2001, Thái Lan thành lập một công ty quản lý tài sản tập trung có tên Thai Asset Management Corporation (TAMC) với cơ chế hoạt động khá hệ thống:

- Cơ chế hoạt động: Nguồn vốn hoạt động của TAMC chủ yếu từ phát hành trái phiếu chiếm 96%, cịn lại 4% là hỗ trợ từ Chính phủ. TAMC thực hiện phát hành trái phiếu có thời hạn 10 năm với sự đảm bảo của FIDF để mua nợ xấu. Tài sản đƣợc chuyển

giao sẽ định giá theo giá trị tài sản bảo đảm. Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ.

- Giải pháp xử lý: Hầu hết nợ xấu của các ngân hàng chuyển sang TAMC quản lý xuất phát từ các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất. Đối với các khoản vay có thế chấp khơng cịn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn trả phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ . Đối với các khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện cho các khu vực kinh tế để đƣa ra các giải pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng đó, tạo nguồn vốn trả nợ.

Nhờ những biện pháp của chính phủ Thái Lan mà nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống nhanh chóng từ 33% trong năm 1998 chỉ còn khoảng 11% đến năm 2005. Hệ số ROA của các Ngân hàng cũng đƣợc cải thiện đáng kể vào khoảng 0.3% năm 2005 (so với mức âm -4% vào năm 1998).

1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Dựa theo bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu trong khu vực NHTM:

 Thứ nhất, chính phủ và các ngân hàng cùng hợp tác xử lý triệt để các khoản nợ xấu đang tồn tại vì trong nền kinh tế đang khủng hoảng, một ngân hàng mất khả năng thanh tốn chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến tồn bộ hệ thống tài chính của quốc gia.

 Thứ hai, hệ thống ngân hàng cần đƣợc giám sát chặt chẽ hơn, cần đƣợc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và tăng cƣờng tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh.

 Thứ ba, chính phủ phải kết hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì khi khu vực ngân hàng

khỏe mạnh sau khi đã đƣợc cơ cấu lại sẽ giúp cho việc cơ cấu khu vực doanh nghiệp dễ dàng hơn.

 Thứ tƣ, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN thực hiện quản lý) là điều hết sức cần thiết. Cơ quan này có thể xử lý nợ xấu bằng nhiều phƣơng thức:Xóa nợ thơng qua việc thay thế bằng các trái phiếu do chính phủ phát hành, hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay thành vốn cổ phẩn, chứng khốn hóa các khoản nợ…

 Ngoài ra, các cơ quan quản lý tài sản (AMC) của các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nợ xấu. Dựa trên kinh nghiệm của các nƣớc thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng cơ chế hoạt động hợp lý cho các AMC, đảm bảo đƣợc 5 nguyên tắc:

Hỗ trợ các NHTM thu hồi đƣợc vốn đã đầu tƣ vào nợ xấu nhanh chóng nhƣng khơng gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM.

Việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trƣờng bất động sản (đa phần các khoản vay đều đƣợc tài trợ bằng bất động sản)

Giảm thiểu tối đa thiệt hại của các NHTM Giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động

Tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG vấn đề lý LUẬN cơ bản về xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)