2.2.3 Các phƣơng pháp xử lý nợ xấu đã thực hiện
2.2.3.4 Đánh giá lại chất lƣợng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện
để có biện pháp xử lý thích hợp, tiến hành cơ cấu lại các khoản vay.
Các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại tồn bộ các khoản cấp tín dụng, đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tƣ theo mức độ rủi ro, sau đó tùy từng trƣờng hợp mà đƣa ra các phƣơng án xử lý cụ thể khác nhau. Trong năm 2010 – 2012 NHNN tạo điều kiện, đồng thời cũng yêu cầu các NHTM tiến hành đánh giá lại các khoản tín dụng có dƣ nợ lớn, điển hình là các khoản cho vay đối với Vinashin, Vinalines, PVN, dự án Xi măng Đồng Bành do Tổng Cơng ty Cơ khí Xây dựng (COMA) hay Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE)…
Bằng việc ban hành Văn bản số 2056/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp, chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ, NHNN bắt đầu chú trọng vào biện pháp tiến hành cơ cấu nợ, gia hạn nợ đối với các khoản tín dụng có vấn đề, nợ xấu trong các NHTM. Tiếp đó, Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về việc phân loại nợ đối với nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đã giúp các doanh nghiệp đƣợc cơ cấu nợ vẫn có khả năng phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
Trong năm 2012, BIDV tiến hành cơ cấu lại các khoản vay bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn. Tính đến tháng 6/2013, BIDV Hải Phòng đã hỗ trợ doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ nhƣ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; hỗ trợ doanh nghiệp kiểm sốt dịng tiền, đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng tồn kho, khoản phải thu. Hiện đã có 11 doanh nghiệp đƣợc cơ cấu lại nợ với tổng số tiền là 784 tỷ đồng.
Trong năm 2012 và sang 2013, ACB cũng đã tạo điều kiện cho các khách hàng đang khó khăn tạm thời về nguồn trả nợ bằng việc cho phép cơ cấu các khách hàng thỏa điều kiện. Để cơ cấu lại nợ vay thì khách hàng phải có năng lực trả nợ sau khi tái cấu trúc và có ngành nghề phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành, khơng có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại TCTD khác, khách hàng cịn duy trì hoạt động kinh doanh, có nguồn trả nợ xác định rõ ràng…Đến nay, ACB, đã thực hiện cơ cấu cho hàng trăm khách hàng, hỗ trợ cho khách hàng tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
Đến tháng 6/2012, có tới 36,500 tỉ đồng dƣ nợ tín dụng đƣợc cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ. Đến cuối năm 2012, hơn 250,000 tỷ đồng dƣ nợ đƣợc cơ cấu lại; đồng nghĩa với hàng nghìn doanh nghiệp thốt mức phạt lãi suất q hạn 150%, các ngân hàng bớt đóng băng một lƣợng vốn lớn trong bối cảnh khó khăn… Và quan trọng nhất là nó giúp tránh đƣợc tình huống nợ xấu dâng cao đột ngột trong năm 2012, giữ nợ xấu trong năm 2012 ở mức 6%. Đến đầu năm 2013, các NHTM đã gia hạn, cơ cấu lại khoảng thêm 20,000 tỷ đồng nợ quá hạn cho các doanh nghiệp. Chính sách này giúp nhiều DN trƣớc khi đƣợc cơ cấu, giãn nợ có nguy cơ rơi vào các nhóm nợ xấu cao, đƣợc giữ nguyên nhóm nợ để tiếp tục có cơ hội vay vốn, duy trì sản xuất kinh doanh. Đồng thời, toàn hệ thống NH cũng giảm đƣợc khoảng 10% nợ xấu. Trong năm 2012, nợ xấu xấp xỉ 6%, nếu cộng thêm 10% (nếu khơng áp dụng Quyết định 780) thì tổng nợ xấu sẽ lên tới 16% tổng dƣ nợ, một con số rất cao.