2.2.3 Các phƣơng pháp xử lý nợ xấu đã thực hiện
2.2.3.7 Thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Công tác quản lý nợ và khai thác tài sản luôn đƣợc các NHTM dành sự quan tâm đặc biệt. Mỗi NHTM đều có chính sách, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro. Nhƣng việc thành lập các AMC để chun mơn hố việc quản lý nợ, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các khoản nợ của NH là một nhu cầu thực tế và thiết yếu. Vì vậy, AMC đƣợc thành lập với các mục đích chính nhƣ sau:
- Nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống; - Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn động của NH bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp…
- Từng bƣớc phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản (cho thuê, mua bán, khai thác)
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2011 có 27 AMC trực thuộc NHTM. Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên.
Hình 2.8: Số lƣợng AMC đƣợc thành lập đến năm 2012
Đơn vị tính: Cơng ty
Nguồn: số liệu thống kê NHNN Việt Nam Ngoài ra, có 1 AMC trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều cơng ty tƣ nhân/cổ phần đƣợc thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC nhƣ: tƣ vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, địi nợ…
Hình 2.9: Vốn điều lệ một số AMC khi thành lập
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: số liệu thống kê NHNN Việt Nam Đến cuối năm 2012 hoạt động xử lý nợ của các AMC vẫn đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhiều khoản nợ xấu khó địi đƣợc xử lý, giảm đƣợc đáng kể số dƣ nợ xấu tại các
NHTM. Các AMC hỗ trợ cho NH trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ nhƣ khởi kiện, bán đấu giá tài sản, đƣa ra phƣơng án xử lý nợ đối với từng KH. Trong năm 2012, ACBA ( Công ty Quản lý Nợ của ACB), đã xử lý đƣợc khoảng 100 tỷ nợ xấu bằng việc áp dụng các biện pháp khởi kiện, phát mãi tài sản…
Tuy nhiên, nhiều AMC đƣợc lập ra mà công việc chủ yếu không phải quản lý nợ, xử lý nợ hay quản lý tài sản mà để hợp thức hoá việc cho vay với lãi suất vƣợt trần của NHTM. Một số AMC không áp dụng phối hợp các phƣơng án xử lý nợ mà chỉ tập trung phát mãi tài sản rồi khởi kiện nên hiệu quả không cao.
Số lƣợng AMC cũng giảm, đến cuối năm 2012 chỉ còn khoảng 20 AMC hoạt động. Đồng thời quy mô của các AMC là không tƣơng xứng khi mà vốn của các AMC chỉ vài trăm tỷ. Bên cạnh đó, các AMC có vốn điều lệ cao chủ yếu thuộc về các NHTM cổ phần nhƣ Eximbank, ACB, MBB cịn các NHTM có vốn nhà nƣớc khơng thực sự tham gia nhƣ CTG, VCB, Agribank, BIDV (vốn điều lệ dƣới 100 tỷ).
Sáng 26/7/2013, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã diễn ra Lễ khai trƣơng Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Việc thành lập VAMC sẽ giúp NHNN có thêm một công cụ để xử lý nợ xấu. Mục tiêu đề ra trong năm 2013 của VAMC là xử lý 40,000 – 70,000 tỷ đồng nợ xấu. Cụ thể tháng 9/2013, VAMC sẽ mua khoảng 10,000 tỷ đồng nợ xấu từ các NHTM bằng việc phát hành trái phiếu đặc biệt. Hiện đã có 1 NHTM đã đồng ý bán lại nợ xấu cho VAMC khoảng 1,500 tỷ đồng, đó là ACB