2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịchvụ tại Vietinbank KCN Biên Hòa gia
2.2.2 Hoạt động dịchvụ phi tín dụng
Chi nhánh NHTMCP Cơng thương KCN Biên Hịa có danh mục sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tương đối đa dạng, phong phú được thể hiện qua bảng sau:
- 40 -
Danh mục sản phẩm dịch vụ phi tín dụng
Dịch vụ thanh tốn Ngân hàng điện tử Dịch vụ khác
- Thanh toán XNK và TTTM - Thanh toán trong nước - Chi trả lương cho Doanh nghiệp qua tài khoản, ATM...
- Dịch vụ thẻ
- Dịch vụ Ipay, VBH 2.0 - SMS Banking, internet banking…
- Kinh doanh ngoại tệ - Kiều hối
- Dịch vụ ngân quỹ - Sản phẩm liên kết…
2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại
* Dịch vụ thanh toán nội địa:
Dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển theo sự phát triển của công nghệ ngân hàng, đã góp phần lưu chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt.
Vietinbank đã không ngừng triển khai và áp dụng các chương trình cơng nghệ mới nhằm phục vụ cho công tác chuyển tiền, cụ thể như: thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương, ký kết với kho bạc Nhà nước và Tổng cục thuế thực hiện triển khai thu thuế thông qua mạng lưới giao dịch của Vietibank. Năm 2009 đã triển khai thành công dịch vụ thu hộ ngân sách bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước ngày càng tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Bảng 2.7: Tình hình thanh tốn nội địa của Vietinbank KCN Biên Hịa
Đơn vị: triệu đồng
Chi tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng doanh số T/toán qua NH 10.813 13.135 16.170 21.302 26.566 22.770
- Doanh số TT tiền mặt 3.244 3.678 2.464 3.843 5.386 4.600
Tỷ trọng (%) 30% 28% 15% 18% 20% 20%
- D.số T/tốn khơng dùng TM 7.569 9.457 13.706 17.458 21.180 18.170
Tỷ trọng (%) 70% 72% 85% 82% 80% 80%
- 41 -
Là một chi nhánh trong hệ thống Vietinbank với mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, Vietinbank KCN Biên Hòa đã thực hiện triển khai và áp dụng các chương trình cơng nghệ mới trong hoạt động thanh tốn chuyển tiền nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi và chính xác.
Năm 2007 lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua chi nhánh là 7.569 triệu đồng, con số này đến cuối năm 2011 đạt 21.180 triệu đồng, tăng 179%. Nhìn chung, doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng trưởng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng 80% trên tổng doanh số thanh tốn qua ngân hàng, trong khi đó tỷ trọng thanh tốn bằng tiền mặt ngày càng có xu hướng giảm dần. Đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Doanh số thanh tốn tồn hệ thống cũng tăng mạnh, mỗi năm đều tăng trên 20% so với năm trước. Vietinbank tập trung chủ yếu vào các kênh thanh tốn có tốc độ thanh tốn cao, tạo được uy tín với khách hàng như thanh tốn điện tử liên ngân hàng (chiếm 58%), thanh toán song phương (chiếm 17%) hướng tới dần dần thay thế thanh toán bù trừ qua ngân hàng Nhà nước (chiếm 11%). Hiện tại có một số ngân hàng TMCP trong nước ngừng tham gia thanh toán bù trừ như Sacombank, TMCP Quân đội, VP Bank và trên địa bàn Thành phố Hải phịng đã ngừng thanh tốn bù trừ.
Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động thanh tốn trong nước của Vietinbank KCN Biên Hịa giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu từ dịch vụ thanh toán trong nước 2.471 2.963 3.009 3.763 4.001 4.820
Tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng 7.322 9.801 11.010 15.100 18.053 17.170
Tỷ trọng so với tổng thu DV phi TD 34% 30% 28% 25% 22% 28%
( Nguồn báo cáo thu nhập chi phí của Vietinbank KCN Biên Hòa ) Trong cơ cấu nguồn thu dịch vụ tại Vietinbank KCN Biên Hịa thì nguồn thu từ hoạt động thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng cao khoảng từ 20%-30% trong
- 42 -
tổng nguồn thu tại chi nhánh. Thu từ dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước tăng đều qua các năm từ 2007-2012, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì giảm do tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tăng lên, đến cuối năm 2012 đạt 17.170 triệu đồng , tức tăng 134% so với năm 2007. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước là dịch vụ chủ yếu mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, xét theo tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ thì xếp thứ hai sau hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.
* Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Vietinbank đã triển khai và thực hiện mơ hình xử lý tập trung về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại vào quý II/2008, theo đó tồn bộ các giao dịch thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của toàn hệ thống Vietinbank được xử lý tại Sở Giao Dịch, điều này đã đánh dấu mốc phát triển quan trọng trong hoạt động TTXNK và TTTM của Vietinbank. Đây là mơ hình lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, mang lại cho Vietinbank nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Thêm vào đó, với nhiều điều kiện thuận lợi trụ sở được đặt tại địa bàn khu công nghiệp Amata, và gần các địa bàn khu cơng nghiệp khác như KCN Biên Hịa I, II, KCN Sông Mây, Hố Nai, v.v…chi nhánh Vietinbank KCN Biên Hòa đã tận dụng được nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Nhờ đó mà hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại chi nhánh ngày càng tăng trưởng thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank KCN Biên Hòa
Đơn vị: 1,000 USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1.Thanh toán nhập khẩu: 62,001 114,079 94,770 106,514 97,701 83,590
* LC 25,931 42,185 38,000 39,380 43,610 51,562 * Nhờ Thu 10,020 32,625 13,913 17,071 10,100 11,738
* TTR 26,050 36,269 42,857 50,063 43,991 20,290
2. Thanh toán xuất khẩu: 30,745 74,397 36,509 45,057 55,161 114,901
* LC 9,145 37,002 16,508 28,465 35,138 88,777 * Nhờ Thu 2,114 13,287 2,576 2,651 957 2,423
* TTR 19,486 24,108 17,425 13,941 19,066 23,701
Doanh số chiết khấu BCT 4,076 2,842 1,702 2,053 2,363 2,310
- 43 -
Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại chi nhánh Vietinbank KCN Biên Hòa ngày càng phát triển, do tận dụng địa thế Đồng Nai là nơi có nhiều khu công nghiệp, chi nhánh đưa ra nhiều chính sách thu hút khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng khá mạnh qua các năm, vượt bậc là năm 2008. Từ sau năm 2008, do cuộc khủng hoảng tài chính ban đầu tại Mỹ và lan rộng qua các nước khác đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu vì vậy hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Năm 2011, doanh số thanh toán thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh tăng 58% so với năm 2007, trong đó doanh số thanh tốn LC tăng 68%, nhờ thu giảm, TTR tăng 69%. Tỷ trọng thanh toán LC so với tổng thanh tốn nhập khẩu tính đến cuối năm 2011 chiếm khoảng 45%. Nếu xét tỷ trọng thanh toán nhập khẩu và thanh tốn xuất khẩu thì thanh tốn nhập khẩu tại Vietinbank KCN Biên Hòa mạnh hơn xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh số thanh tốn xuất khẩu khơng phải vì thế mà giảm xuống, nó cũng tăng qua các năm. Năm 2007 từ 30,745 ngàn USD tăng lên 55,161 ngàn USD vào năm 2011, tức tăng 79% so với năm 2007. Vietinbank HSC đã thực hiện mơ hình xử lý tập trung tại Sở giao dịch III vào quý II năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh xử lý chứng từ nhanh hơn, giảm bớt các chi phí, tiết kiệm thời gian nhiều hơn, giúp hoạt động thanh tốn quốc tế diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Doanh số chiết khấu bộ chứng từ bị giảm do những quy định, điều kiện của Vietinbank HSC đưa ra ngày càng khắt khe hơn trong việc phê duyệt hạn mức chiết khấu, xem xét điều kiện của bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Thêm vào đó chi nhánh phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng thương mại khác. Xác định doanh nghiệp xuất khẩu luôn là nguồn chủ lực trong việc cung ứng nguồn ngoại tệ để có thể đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu tại chi nhánh nên chi nhánh đã có những chính sách ưu đãi về lãi, phí dịch vụ v.v để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu về chi nhánh nhiều hơn.
- 44 -
Nhìn chung hoạt động dịch vụ thanh tốn quốc tế và tài trợ thương mại ln đóng vai trị thiết yếu và chủ lực trong việc góp phần tăng doanh thu về dịch vụ của chi nhánh. Để có thể thấy rõ nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ trên, chúng ta nhìn vào bảng dưới đây:
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động TTQT của Vietinbank KCN Biên Hòa:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu từ dịch vụ TTQT và TTTM 2.470 4.323 4.946 6.210 7.838 5.750
Tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng 7.322 9.801 11.010 15.100 18.053 17.170
Tỷ trọng (%) 34% 44% 45% 41% 44% 33%
( Nguồn báo cáo thu nhập chi phí của Vietinbank KCN Biên Hịa )
Tổng doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2012 đạt 5,7 tỷ đồng tăng 133% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng khá cao 44% tổng doanh thu dịch vụ, và chiếm 7,23% tổng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế là thế mạnh của Vietinbank KCN Biên Hòa, cần được đẩy mạnh và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Biểu phí dịch vụ TTQT của Vietinbank KCN Biên Hịa chưa mang tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Chi nhánh ln tham khảo biểu phí của các ngân hàng bạn trên địa bàn để đưa ra biểu phí thích hợp. Tuy nhiên, do tuân thủ theo quy định của biểu phí dịch vụ trong hệ thống Vietinbank, nên phí của dịch vụ TTQT tại chi nhánh Biên Hòa vẫn còn cao so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là ngân hàng ngoại thương, HSBC, Eximbank, ACB… Chính vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần có chiến lược về giá cả sử dụng dịch vụ này phù hợp và mang tính cạnh tranh cao để thu hút thêm khách hàng và tăng doanh thu phí dịch vụ về hoạt động thanh tốn quốc tế và tài trợ thương mại.
2.2.2.2 Kinh doanh ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ là một trong những hoạt động kinh doanh đem lại một phần thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Tại chi nhánh Vietinbank KCN Biên Hòa hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là mua bán với khách hàng doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, các cá nhân và phần còn lại
- 45 -
thực hiện mua bán với hội sở chính trong trường hợp chi nhánh thiếu nguồn cần đáp ứng hoặc thừa nguồn cần giải quyết. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp vụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ngoại tệ khơng ngừng phát triển. Qua đó chi nhánh có thể thu phí dịch vụ từ các hoạt động này.
* Doanh số hoạt động:
Bảng 2.11: Doanh số mua bán ngoại tệ tại CN KCN Biên Hòa 2007-2012
Đơn vị: ngàn USD
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh số mua ngoại tệ 66,674 98,711 76,645 84,380 84,578 60,230
- Mua từ khách hàng 40,912 70,678 59,953 52,603 63,072 50,230
- Mua từ hội sở chính 20,752 28,033 16,692 31,777 21,506 10,000
Doanh số bán ngoại tệ 66,553 98,560 76,647 84,458 84,618 60,631
- Bán cho khách hàng 59,390 81,260 74,697 79,043 72,206 25,081
- Bán cho hội sở chính 7,163 17,290 1,950 4,415 12,412 35,550
( Nguồn: báo cáo kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank KCN Biên Hòa) Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh luôn bám sát những diễn biến của thị trường ngoại hối để có thể đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện điều chỉnh tỷ giá phù hợp đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa những tổn thất và rủi ro về tỷ giá mang lại.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh tăng đều qua các năm, riêng năm 2007, 2009 do tác động của một số yếu tố trên thị trường ngoại hối, và các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước khiến doanh số mua bán trong hai năm này bị sụt giảm đáng kể.
Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ giảm 6,146 ngàn USD, với tỷ lệ giảm 8.45% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do tình trạng dư thừa ngoại tệ, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ. Cung ngoại tệ tăng mạnh từ các nguồn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FII), kiều hối, và xuất khẩu. Trong giai đoạn này thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung ngoại tệ, tỷ giá niêm yết tại các NHTM
- 46 -
hướng giảm. Tại chi nhánh ngoại tệ mua của khách hàng rất nhiều nhưng khả năng bán ra cho khách hàng là rất ít và hạn mức bán cho Vietinbank hội sở chính bị thu hẹp dần do ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện mua ngoại tệ từ các NHTM, trong khi đó có một số NHTM khác từ chối mua ngoại tệ của khách hàng để đảm bảo lợi nhuận của mình. Trước tình hình đó, Vietinbank KCN Biên Hịa có những lúc chấp nhận lời ít thậm chí khơng lời vì tỷ giá giảm liên tục để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào T12/2007, ngân hàng nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời, nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/-0,5 lên +/-0,75 giúp thị trường đi vào ổn định đồng thời NHNN thực hiện mua ngoại tệ theo nhu cầu bán của các NHTM.
Sang đến năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh tăng rất mạnh, tăng 48% so với cuối năm 2007, tăng chủ yếu do cầu ngoại tệ USD tăng mạnh. Đây là năm thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến với những biến động tỷ giá phức tạp từ những ảnh hưởng của các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, và do cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Trong năm này, biên độ tỷ giá được điều chỉnh liên tục 3 lần, từ +/- 0.75% - 1% (10/03/2008), rồi từ +/-1% đến +/-2% (27/6/2008) và từ 2%- 3% (7/11/2008), có thể nói một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Từ đầu năm đến cuối T03/2008, thị trường ngoại hối vẫn dư cung ngoại tệ, tỷ giá liên tục giảm đến dưới mức sàn, NHNN can thiệp bằng cách nâng biên độ giao dịch lên 1%. Từ sau tháng 3 đến cuối năm 2008, nhu cầu ngoại tệ USD tăng mạnh để phục vụ cho các mục đích trả những khoản nợ đến hạn của các DN, thị trường chợ đen gom USD để nhập khẩu vàng ( vàng trong nước cao hơn vàng thế giới ), nhà đầu tư nước ngồi có nhu cầu rút vốn về nước do e ngại sự bất ổn kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao ( theo thống kê nhập siêu tăng kỷ lục trong giai đoạn này ). Chi nhánh luôn bám sát những diễn biến, thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN để có những ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Năm 2009, doanh số mua bán ngoại tệ giảm 22% so với năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên các nguồn cung về ngoại tệ đều giảm mạnh , khiến cung ngoại tệ trở nên khan hiếm, không đủ đáp ứng cầu ngoại tệ dẫn đến tỷ
- 47 -
giá tăng nhanh, từ đó xuất hiện hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên của các DN xuất khẩu và người dân. Thêm vào đó, do tác dụng phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn VND cho các DN với lãi suất thấp, thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ. Trong khi đó vay USD cũng có lãi suất gần tương ứng mà còn phải chịu rủi ro tỷ giá khi mua ngoại tệ trả nợ trong tương lai, điều này khiến nhiều DN chọn giải pháp vay VND để mua USD phục vụ nhu cầu của mình. Nhằm gia tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm bớt sức ép tăng tỷ giá NHNN đã có những biện pháp như: điều chỉnh biên độ tỷ giá +/-3% - +/-5% (24/3/2009); yêu cầu