CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.1.6. Chính sách lãi suất
Lãi suất vừa là một cơng cụ sắc bén thực thi vai trị đòn bẩy điều tiết kinh tế vĩ mơ vừa nâng cao hiệu quả, an tồn vốn tín dụng. Trong thời gian qua cơ chế điều hành lãi suất chưa được vận hành hữu hiệu, mặc dù lãi suất hiện đã giảm xuống thấp nhưng chênh lệch giữa lãi suất cho vay với huy động vẫn ở mức cao, cơ chế điều hành lãi suất đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ chưa gắn kết chặt chẽ với nhau và chưa được đặt trong quan hệ hợp lý với điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tư, thanh tốn, nắm giữ tài sản và tích trữ giá trị bằng bất động sản, vàng, ngoại tệ còn phổ biến.
Lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là khó khăn thường gặp khi triển khai các chính sách lãi suất của nhà nước. Cả hai loại rủi ro này đều có xu hướng nâng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng. Lựa chọn đối nghịch xảy ra khi chính sách lãi suất áp dụng hấp dẫn nhiều doanh nghiệp chấp nhận rủi ro; nhiều doanh nghiệp lành mạnh sẽ bị loại ra khỏi thị trường tín dụng do khơng sẵn sàng trả mức lãi suất cao như các doanh nghiệp đang khó khăn. Rủi ro đạo đức phát sinh khi cơ chế lãi suất yếu, khơng kiểm sốt được các hoạt động cho vay của ngân hàng, trong trường hợp người vay nhận được sự bảo trợ ngầm từ Chính phủ.
Tại ACB, chính sách định hướng lãi suất của nhà nước luôn được tuân thủ. Điều này đơi khi khiến lãi suất ACB có thể thấp hơn một số ngân hàng vượt trần lãi suất về huy động hay cao hơn các ngân hàng hạ sàn lãi suất tín dụng. Nhưng xét về
lâu về dài, nhờ chất lượng dịch vụ và sự uyển chuyển trong hoạt động, ACB đã giữ được sự gắn kết khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ định hướng lãi suất của NHNN. Ở ACB, lãi suất được quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng, từng sản phẩm dịch vụ… kết hợp với các chương trình ưu đãi và chính sách chăm sóc khách hàng, lãi suất của ACB ln cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam.