CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.3.2. Bất lợi trong việc lựa chọn khoản vay
Thực tế, tại ACB cũng đã xảy ra hàng loạt những sai phạm do vi phạm quy chế cho vay. Vụ việc được phát hiện khi Thanh tra chính phủ cơng bố kết luận thanh tra số 3957/KL-TTCP vào ngày 30/12/2010. Nó chỉ ra nhiều sai phạm của ACB trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất. Cụ thể có 83/111 hồ sơ xác định thời gian cho vay, số lượng vốn vay lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thực tế của khách hàng, dẫn đến việc hỗ trợ lãi suất cho cả những khoản vay khơng có nhu cầu sử dụng vốn; số tiền đã hỗ trợ lãi suất không đúng quy định phải thu hồi về ngân sách Nhà nước tại 83 doanh nghiệp lên đến 22,113 triệu đồng. Đặc biệt có đến 14/83 doanh nghiệp được vay vốn lưu động lớn hơn nhu cầu thực tế hoạt động kinh doanh đã sử dụng vốn vay để gửi tiết kiệm, gửi có kỳ hạn, hưởng lãi trong thời gian được hưởng tiền hỗ trợ lãi suất từ NHNN.
Trong trường hợp này, ngồi ngun nhân chủ quan là do có sự chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay có hỗ trợ lãi suất là đáng kể thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai phạm này là do ACB chưa tuân thủ các quy định về quy chế cho vay dẫn đến việc một số nhân viên ACB và khách hàng lợi dụng khe hở của cơ chế nhà nước, sự lơi lỏng trong quản lý của ngân hàng để trục lợi. Đây chỉ là một trong những số ít trường hợp “vơ tình” được phát hiện. Trên thực tế, con số này lớn hơn rất nhiều lần, thậm chí là cịn rất phổ biến tại các đơn vị khi chỉ tiêu tăng trưởng luôn được coi trọng như hiện nay. Những vấn đề này cho thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ quy chế, quy trình cho vay cũng như những hệ quả khôn lường mà ngân hàng cũng như nền kinh tế phải đối mặt nếu không tuân thủ.