CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.1.10. Quyết định cấp tín dụng
Căn cứ vào quy định của Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn kèm theo, tất cả các ngân hàng đều cố gắng xây dựng cho mình quy trình tín dụng tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Tuy nhiên, với những vấn đề thực tế nêu trên, việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả, đủ độ tin cậy, có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng là một thách thức rất lớn đối với các TCTD.
Trên thực tế, hầu như khơng có TCTD nào, đủ tự tin quyết định cấp tín dụng chỉ dựa vào những cái vô hình và khó phân tích như giá trị vơ hình của doanh nghiệp, giá trị của vốn chủ sở hữu, giá trị thực của các khoản phải thu, các khoản tồn kho… để quyết định cho vay. Nhất là lần đầu tiên thiết lập quan hệ tín dụng thì việc này càng khó khăn hơn.
Các ngân hàng thường quyết định cho vay dựa vào các tài sản hữu hình mà chủ yếu là tài sản cố định dùng để đảm bảo cho các khoản vay. Bởi lẻ, các tài sản hữu hình là thứ dễ xác định giá trị nhất. Việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được đảm bảo bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Việc quản lý các loại tài sản cũng sẽ dễ dàng hơn khi nắm giữ tài sản hoặc giữ những giấy tờ sở hữu chúng và được nhà nước xác nhận.
Ngồi đóng vai trị là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng, tài sản đảm bảo cịn có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của
tâm lý ỷ lại sau khi cho vay. Vì khi thực hiện bất cớ một hành vi nào, mỗi cá nhân luôn xem xét họ sẽ được gì và mất gì. Nếu hành vi ln mang lại lợi ích mà khơng bị tổn thất thì họ sẽ thực hiện, ngược lại nếu hành vi luôn tạo ra tổn thất mà khơng có lợi ích gì cho bản thân họ sẽ khơng thực hiện. Đối với loại cịn lại, hành vi được thực hiện khi lợi ích lớn hơn chi phí và ngược lại hành vi sẽ khơng được thực hiện.
Khi những khoản tín dụng được cấp mà khơng có tài sản đảm bảo, phần vốn của bên vay tham gia rất ít hoặc khơng tham gia vào dự án đầu tư, thì xu hướng tất yếu là bên vay sẽ thực hiện các dự án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu dự án thất bại thì cái mà họ mất là khơng đáng kể, ngược lại nếu dự án thành cơng thì lợi ích của họ là rất lớn. Hành vi của bên vay sẽ hoàn toàn ngược lại khi họ phải đem thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng. Khi tài sản được thế chấp cầm cố tại các TCTD thì người vay sẽ bị mất nó nếu khoản vay của họ đầu tư khơng cẩn thận và xảy ra rủi ro. Chính vì vậy mà họ phải thận trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình.
Từ một yếu tố có giá trị tham chiếu trở thành yếu tố quan trọng trong các quyết định cấp tín dụng, tài sản đảm bảo trở thành trở ngại chính đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác, việc quyết định cho vay khơng được căn cứ trên cơ sở tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh mà căn cứ vào tài sản đảm bảo sẽ tác đụng khơng tốt đến hoạt động tín dụng ngân hàng và có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn.
Theo định hướng chính sách và hoạt động tín dụng của ACB, có 6 tiêu chí được áp dụng để thẩm định phân nhóm khách hàng, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm sốt, đánh giá chất lượng danh mục tín dụng của ACB được chia thành 02 nhóm: nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng bao gồm đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, khả năng trả nợ, sản phẩm tín dụng và nhóm tiêu chí phê duyệt tín dụng gồm tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay/tài sản bảo đảm. Khi phân tích, đánh giá và thẩm định/tái thẩm định khách hàng mới, mức cấp tín dụng mới hay tái cấp tín dụng, tăng cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu, mỗi khoản vay/ khách hàng sẽ
được xếp vào một trong bốn nhóm: cấp tín dụng bình thường, hạn chế cấp tín dụng, kiểm sốt cấp tín dụng hoặc khơng cấp tín dụng. Từ đó, ứng với mỗi nhóm khách hàng sẽ quy định cấp phê duyệt tương ứng như chuyên viên, ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng hội sở hay ban tín dụng khu vực… Ngồi ra, dựa trên kết quả hoạt động, tình hình quản lý nợ xấu của từng đơn vị và tùy cấp bậc của chuyên viên, ACB sẽ quy định hạn mức phê duyệt tín dụng cụ thể cho từng đơn vị, từng cá nhân.