CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.3.4. Tâm lý ỷ lại từ phía khách hàng
Khi nắm bắt được lợi thế về thông tin bất cân xứng, khách hàng có thể lợi dụng sự ỷ lại từ ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay để phát những tín hiệu thơng tin sai lệch theo hướng có lợi cho mình. Sau khi nhận được tiền từ phía ngân hàng, khách hàng sẽ sử dụng tiền theo ý riêng của mình mà ngân hàng khơng kiểm sốt được và dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng. Quy định của NHNN về việc sử dụng các phương tiện giải ngân phù hợp với mục đích vay vốn, ngân hàng giúp cho ACB kiểm sốt phần nào dịng tiền của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng khách hàng hoặc nhân viên ngân hàng lợi dụng khe hở của chính sách chưa hồn thiện, hợp thức hóa phương án và mục đích sử dụng vốn.
Trong thời gian gần đây, do nắm được điểm yếu của các ngân hàng là không muốn làm xấu hệ thống sổ sách của mình, các doanh nghiệp đã tận dụng biện pháp
“lấy nợ nuôi nợ” để ép ngân hàng phải cho vay, đảo nợ liên tục. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Cơng ty CP ĐT &XD T.Đ, chủ đầu tư của một dự án khu công nghiệp ở Long An. Năm 2011, công ty được ACB cấp mức tín dụng lên đến gần 550 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án khu công nghiệp T.Đ. Do dự án đầu tư không hấp dẫn nên có rất ít doanh nghiệp tham gia, sau nhiều năm vẫn không phát triển được. Hoạt động công ty không hiệu quả nhưng định kỳ công ty phải trả nợ vay cho ngân hàng. Cơng ty, một mặt lấy uy tín của ơng X - thành viên hội đồng quản trị của công ty đồng thời cũng là một sếp lớn ở ACB, một mặt lấy tư cách là một khách hàng lớn gây sức ép cho ngân hàng tiếp tục cho vay nếu không muốn giảm số dư nợ lớn một cách đột ngột hay tệ hơn là phát sinh nợ xấu. Lãi mẹ đẻ lãi con, lấy nợ mới nuôi nợ cũ nên cơng ty T.Đ được nhiều người ví von như hình ảnh của “con cá voi bị sình bụng sẽ bị vỡ lúc nào khơng hay”. Dư nợ của cơng ty này có thời điểm lên đến hơn 700 tỷ đồng. Hiện tại, ACB đang cố gắng giảm dần số dư nợ của công ty về mức phù hợp với tình hình họat động kinh doanh của nó.
Như vậy, dù thấy được rủi ro trước mắt nhưng ACB vẫn tiếp tục cho vay. Một phần nguyên nhân là do khi tiến hành thẩm định, phía ngân hàng khơng có cơ sở để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án đầu tư nên dự án được xếp vào nhóm có tính khả thi và một ngun nhân nữa là do “nễ nang mối quan hệ” và xa hơn là tham vọng tăng trưởng trong tín dụng của ngân hàng.